40 tuần thai an toàn

Ngày 27/05/2013 09:50 AM (GMT+7)

Dưới đây là top những việc cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh nhất!

Tuần 1: Nếu bạn chưa từng bổ sung thêm vitamin thì đây là lúc cần thiết rồi đấy. Hãy bổ sung đủ 400mg  axit folic mỗi ngày (phụ nữ mang thai có thể bổ sung đến 600mg mỗi ngày).

Tuần 2: Lên kế hoạch với một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học nhất.

Tuần 3: Nếu gia đình bạn có tiền sử không hay về thai kỳ (rối loạn di truyền), bạn nên trao đổi sớm với bác sĩ.

Tuần 4: Bạn đã biết chắc chắn mình mang thai! Đã đến lúc bạn cần sắm cho mình những chiếc áo ngực dành riêng cho mẹ bầu. Ngực phụ nữ sẽ to lên đáng kể trong tháng đầu mang thai đấy!

Tuần 5: Khám thai để xác định chính xác việc bầu bí. Trong nhiều trường hợp, bạn phải đợi đến tuần thứ 8 thai kỳ mới có thể nghe được tim thai.

Tuần 6: Một số chị em có thể thông báo tin vui có bầu với người thân ngay từ tuần này. Dù vậy, nguy cơ sảy thai ở 14 tuần đầu là rất có thể. Để chắc chắn, bạn có thể kìm ném cảm xúc đến lúc này nhé!

Tuần 7: Tìm hiểu về chế độ thai sản, xem xét về việc đóng bảo hiểm để được hưởng ưu tiên trong thai kỳ và sau sinh.

Tuần 8: Siêu âm để biết tim thai và xem thai nhi đã làm tổ đúng vị trí hay chưa.

Tuần 9: Tham gia lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc thai kỳ và phòng ngừa nguy cơ sảy thai.

Tuần 10: Tham gia lớp học cho con bú, chăm sóc trẻ sơ sinh nếu bạn thấy cần thiết.

40 tuần thai an toàn - 1
Mẹ bầu cần khám thai ngay khi biết mình có 'tin vui'. (ảnh minh họa)

Tuần 11: Kiểm tra mẫu lông nhung màng đệm (CVS) để lấy thông tin về gene và nhiễm sắc thể trước khi chọc dò ối. Việc làm này có thể thực hiện từ tuần 10-12 thai kỳ.

Tuần 12: Siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ mắc hội chứng down và bất thường ở nhiễm sắc thể khác. Việc này có thể thực hiện từ tuần 11-13 thai kỳ.

Tuần 13: Bây giờ bạn đã bước sang quý thứ 2 thai kỳ. Nguy cơ sảy thai sẽ là rất hiếm. Vậy hãy chuẩn bị nhà cửa cho bé yêu ngay từ bây giờ nhé!

Tuần 14: Đăng kí lớp học yoga cho mẹ bầu. Yoga rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp chị em bớt đau nhức cơ thể và hỗ trợ sinh nở đến tối đa. Bạn cũng cần mua đồ thai sản từ bây giờ vì bụng bầu đã bắt đầu nhô lên rồi.

Tuần 15: Hãy hỏi bác sĩ về các xét nghiệm cần làm trong thai kỳ như: xét nghiệm sáng lọc những nhiễm sắc thể bất thường và các khuyết tật ống thần kinh nếu có (xét nghiệm triple test). Việc này có thể được làm từ tuần thứ 15-20.

Tuần 16: Lên kế hoạch sinh nở (chọn bệnh viện, chọn phương pháp sinh, tìm bác sĩ hỗ trợ…).

Tuần 17: Chuẩn bị tài chính để sinh nở.

Tuần 18: Giữa tuần 14-20, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải làm phương pháp chọc ối nếu bạn trên 35 tuổi để tầm soát rối loạn nhiễm sắc thể (trong đó có hội chứng down và tật nứt đốt sống).

Tuần 19: Đây là thời điểm bạn có thể dễ dàng xác định giới tính thai nhi qua phương pháp siêu âm. Nhiều người còn biết được giới tính bé từ tuần 13 của thai kỳ.

Tuần 20: Đây là thời gian mang thai nhẹ nhàng nhất, bạn có thể lên kế hoạch về chuyến du lịch ngắn ngày cũng ông xã.

Tuần 21: Mặc dù ngày sinh nở còn khá xa nhưng ngay từ lúc này bạn đã nên học hỏi kinh nghiệm sinh nở và chăm sóc bé từ những người đã có trải qua.

Tuần 22: Hãy suy nghĩ xem bạn muốn ở cùng ai khi sinh nở và nên thảo luận chuyện này với anh xã nhé.

Tuần 23: Đăng kí lớp học tiền sản với những bìa học thở và rặn đẻ (việc này cần được hoàn thành trước tuần thai 36 hoặc 37).

Tuần 24: Bắt đầu mua sắm dần những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh (Nên mua những thứ đắt tiền trước như cũi, nôi…). Bạn cũng cần chuẩn bị phòng cho trẻ và lên kế hoạch sửa sang nếu chưa có.

Tuần 25: Mua sắm thêm đồ thai sản vì bụng bạn giờ đã lớn lắm rồi còn gì!

40 tuần thai an toàn - 2
Hãy chuẩn bị hành trang sẵn sàng đón bé chào đời các mẹ nhé. (ảnh minh họa)

Tuần 26: Từ tuần 26-28, mẹ bầu cần đi kiểm tra đường huyết để xác định nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Tuần 27: Tìm người giúp đỡ bạn trong thời gian bạn sinh nở và cả khi đi làm trở lại sau sinh nữa.

Tuần 28: Từ tuần này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải khám thai đều đặn 2-3 tuần/lần. Và việc của bạn là làm theo hướng dẫn của bác sĩ để thai nhi được an toàn nhất.

Tuần 29: Mua sắm đồ cần thiết cho em bé và đồ đi sinh nở (quần áo sơ sinh, tã, bỉm, khăn lau, quần áo đi đẻ…)

Tuần 30: Tham dự lớp học tiền sản. Bạn không được trì hoãn việc này thêm nữa nhé.

Tuần 31: Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ bạn đang theo về phương pháp sinh nở.

Tuần 32: Học cách tắm cho trẻ sơ sinh. Việc này không hề đơn giản đâu các bà mẹ tương lai nhé!

Tuần 33: Xem xét về việc nghỉ làm trước sinh nở.

Tuần 34: Giặt và phân loại quần áo cho con yêu để sẵn sàng đón bé chào đời.

Tuần 35: Lên kế hoạch nấu nướng đồ ăn trong thời gian bạn đi đẻ và sau sinh (khi bạn còn yếu chưa thể nấu ăn mà lại không có người giúp đỡ).

Tuần 36: Gặp gỡ bác sĩ đỡ đẻ cho bạn và kiểm tra thai kỳ hàng tuần.

Tuần 37: Sắp xếp đồ vào túi để sẵn sàng đi sinh nở khi có dấu hiệu chuyển dạ.

Tuần 38: Nếu bạn có kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ, hãy đọc thêm tài liệu về cách chăm sóc ngực sau sinh để sữa nhanh về nhất.

Tuần 39: Nếu chưa nghỉ làm, bạn cần nghỉ ngay và luôn trong tuần này nhé. Vì rất có thể chỉ nay, mai là bạn chuyển dạ đấy.

Tuần 40: Kiểm tra lại tất cả mọi thứ và để ý đến những dấu hiệu đau đẻ các mẹ nhé!

An Như (Theo PRE)
Nguồn:

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 1-3 tháng