Bà bầu ăn cà tím gây co thắt tử cung, sảy thai?

Ngày 27/06/2017 10:03 AM (GMT+7)

Trong cà tím có chứa phytohormones, khi mẹ bầu ăn quá nhiều có thể gây ra những cơn co thắt tử cung và trong trường hợp nặng có thể gây sảy thai, sinh non.

Ngay khi bạn mang bầu, chắc chắn bạn sẽ tìm hiểu xem nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt nhất cho thai nhi và cà tím nằm trong những thắc mắc này.

Những giải đáp dưới đây sẽ giúp mẹ có những hiểu biết nhất định về lợi ích cũng như những lưu ý khi ăn thực phẩm này.

Bà bầu ăn cà tím gây co thắt tử cung, sảy thai? - 1

Lợi ích của cà tím với sức khỏe khi mang bầu

Bảo vệ thai nhi ngừa khuyết tật bẩm sinh

Cà tím có chứa lượng folate, axit folic dồi dào – là một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết với mẹ mang thai để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy khi mẹ bầu ăn loại quả này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật khác, đồng thời cũng giúp phát triển hồng cầu trong máu.

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Cà tím là nguồn tuyệt vời giàu vitamin C, niacin, phức hợp B, vitamin A và vitamin E,… rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn chứa các khoáng chất như kali, đồng, mangan và sắt… giúp duy trì sự cân bằng diện giải và tăng lượng máu cũng như lượng hemoglobin đáng kể.

Điểu chỉnh bệnh tiểu đường thai nghén

Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ thì suốt thời gian bầu bí mẹ cần kiểm soát lượng đường trong máu để tránh tạo ra sự dạo động quá lớn. Việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có tác dụng kỳ diệu bởi thực phẩm này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa những đột biến về mức đường tăng lên.

Điều trị chứng táo bón và rối loạn tiêu hóa

Tiêu thụ cà tím trong quá trình mang thai sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cà tím là một nguồn chất xơ tuyệt vời, sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp ruột vận động trơn tru và giảm thiểu chứng táo bón trong thai kỳ.

Một quả cà tím cung cấp khoảng 4,9 gram chất xơ, vì vậy mẹ có thể ăn cà tím mỗi tuần để phòng ngừa chứng táo bón.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cà tím là nguồn cung cấp chất nasunin phong phú – một anthocyanin có ở da quả cà tím. Nasunin là chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào và DNA trong thai kỳ.

Cà tím giàu chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn nhạy cảm này. Thêm nữa là nasunin còn ngăn gừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.

Làm giảm cholesterol xấu

Loại thực phẩm này còn giúp giảm thiểu mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, rất có lợi cho tim mạch, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xơ vữa động mạnh, đột quỵ.

Phòng ngừa tăng huyết áp

Cá tím cũng được coi như một phương thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp cho mẹ bầu. Bioflavonoids có trong cà tím giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng sức khỏe thai kỳ.

Bà bầu ăn cà tím gây co thắt tử cung, sảy thai? - 2

3 tác dụng phụ của cà tím với mẹ bầu

Mặc dù mang lại một số lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra những tác dụng phụ như:

Dễ gây co thắt tử cung

Cà tím có chứa một lượng lớn phytohormones có tác dụng hỗ trợ kinh nguyệt và điều trị các vấn đề về kinh nguyệt ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh. Vì vậy nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra các vấn đề không mong muốn như gây co thắt tử cung, sảy thai.

Tăng nguy cơ sinh non

Ăn quá nhiều cà tím cũng có thể gây ra những cơn kích thích tử cung dẫn đến sinh non. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên ăn quá nhiều.

Một số vấn đề về tiêu hóa

Ăn cà tím chưa nấu chín có thể gây ra những bất lợi về hệ tiêu hóa, chính vì vậy người mẹ cần chú ý nấu chín trước khi thưởng thức.

Lưu ý: Mặc dù các chuyên gia không liệt kê cà tím vào nhóm thực phẩm cấm khi mang bầu nhưng nếu thích ăn, mẹ bầu cần đảm bảo ăn vừa  phải để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Hãy chắc chắn bạn nấu chín trước khi ăn và nếu cần thiết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. 

Nguyệt Minh (Theo Momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác