Bày lễ "hối lộ" thần linh khéo "rước tội" vào người

Ngày 14/02/2017 08:00 AM (GMT+7)

“Dương gian có thể đưa vàng bạc sang thế giới âm phủ thế sao người âm phủ có uy lực hơn lại không đem vàng bạc của âm phủ chuyển lên thế gian để trở thành vàng bạc cho con người”

Đi lễ đầu năm, cầu an giải hạn…là một nhu cầu không thể bỏ qua của rất nhiều gia đình, nhất là đối với phụ nữ.

Thế nhưng, quan niệm về đi lễ đầu năm ngày càng có những biến tướng được cho là sai lầm, thậm chí không đem lại vận may cho gia đình mà có thể bị thần linh quở trách.

Chuyên gia nghiên cứu văn hóa, di sản Trần Lâm Biền cho rằng, với quan niệm: “Tốt lễ, dễ kêu”, nhiều người bày biện lễ nghi hoành tráng, đồ sộ, tốn kém để kêu với thần linh đem phúc, đem lộc, đem bình an về cho gia đình mình.

Một hình thức được nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền chỉ ra đó là việc đặt tiền lẻ lên ban thờ hay dúi vào tay các tượng Phật.

“Đem tiền lẻ dúi vào tay thần linh đó là một hành động khinh thường tổ tiên và thánh thần, coi thánh thần là một thế lực hơi bần tiện và chỉ được tiêu những tiền lẻ như thế, còn tiền to là của thế gian. Đó là một hành động không được tốt đẹp, không hề tỏ ra kính trọng”, Nhà nghiên cứu văn hóa, di sản Trần Lâm Biền bày tỏ.

Bày lễ amp;#34;hối lộamp;#34; thần linh khéo amp;#34;rước tộiamp;#34; vào người - 1

Không khó lắm để tìm thấy những hình ảnh nhiều gia đình mua hàng xe tải vàng mã, rồi thuê người bê lên hóa, trong đó thậm chí còn có cả máy bay, nhà lầu, xe hơi.. (Ảnh minh họa)

Cũng theo ông Biền, thánh thần là vẻ đẹp tinh thần tối thượng, thánh thần trong sáng tuyệt đối cho nên đem tiền dúi vào tay thánh thần hay để lên bàn thờ là một sự hối lộ thô thiển của thế gian áp đặt lên thánh thần. Hình thức là này là tội lỗi chứ không phải cầu phúc.

Ngoài ra, bàn thờ là biểu hiện của tầng trời, mà tầng trời thì phải trong sáng. Đồ lễ của chúng ta dâng lên thánh thần biểu hiện lòng thành kính. Tầm thường hóa thần linh.

Một khoản khác cũng thuộc dạng “Tốt lễ, dễ kêu” đó chính là vàng mã, không khó lắm để tìm thấy những hình ảnh nhiều gia đình mua hàng xe tải vàng mã, rồi thuê người bê lên hóa, trong đó thậm chí còn có cả máy bay, nhà lầu, xe hơi..

Bình luận về hành vi này, Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho hay: Đồ mã ngày càng được sử dụng nhiều hơn đặc biệt với nhận thức tốt lễ dễ kêu rồi trần sao âm vậy.

 “Nói như thế là để che đậy cái sai lầm, cái mê tín dị đoan, thực tế không có như vậy. Âm như thế nào người chết có ai nói đâu, người sống thì chưa chết làm sao biết được trần sao âm vậy. Đồ mã chẳng qua là biểu hiện lòng hiếu kính của con người đối với những kiếp đời đã qua. Và dừng ở đấy thì đồ mã tốt đẹp, còn làm để khoe mẽ với đời để tỏ ra ta hơn người thì đó là đồ mã trườn dài trên tiêu cực”, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền bày tỏ.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, người trần gian đốt vàng mã thường đốt tiền vàng, tức là một hình thức để chuyển tiền vàng từ trần gian xuống cõi âm vậy thì “Dương gian có thể đưa vàng bạc sang thế giới âm phủ thế sao người âm phủ có uy lực hơn lại không đem vàng bạc của âm phủ chuyển lên thế gian để trở thành vàng bạc cho con người”, ông đặt câu hỏi.

Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cũng lấy dẫn chứng, đến ngày giỗ của bố ông thì cả ông (ở Hà Nội) và anh trai ông (ở Tp.HCM) đều cúng giỗ vào đúng 9h, tuy nhiên ai cũng cảm nhận được bố mình đang chứng giám cho hai anh em. Như vậy, nếu có một con đường đi nào đó của người cõi âm thì chắc chắn họ không đi bằng máy bay hay xe hơi do người trên dương gian gửi xuống.

Cuối cùng, ông kết luận: “Ứng ở tâm chứ phải hình thức. Đồ mã làm theo tư duy cách nghĩ của người trần gian chỉ là một sự thô thiển và đánh lừa người thế gian chứ không phải để cho những kiếp đời đã qua”.

Thịnh Hồ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội