Để có một thai kỳ khỏe mạnh

Ngày 06/02/2013 17:00 PM (GMT+7)

Việc bổ sung vitamin, tăng cường sức khỏe sẽ có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển của thai nhi.

Sau khi kết hôn, với mọi phụ nữ  thì việc trở thành mẹ là điều mong chờ nhất. Họ tập luyện để nâng cao sức khỏe và làm tất cả mọi điều có thể để có một thai kì khỏe mạnh. Nhưng ngay cả những người có sức khỏe tốt cũng sẽ không lường trước được điều gì sẽ xảy đến với trong thời kỳ mang thai. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ trong thai kì, giống như việc không thể biết trước trời sẽ mưa hay nắng vậy. Bởi thế, điều tốt nhất chị em có thể làm là để mọi thứ tự nhiên và tìm cách để thích ứng với những gì cuộc sống mang lại.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh - 1
Hãy thư giãn, bạn sẽ có một thai kỳ thật hạnh phúc. (Hình minh họa)

Lập kế hoạch trước

Điều cần thiết đầu tiên để có một thai kì khỏe mạnh là bạn nên lập kế hoạch trước. Nâng cao sức khỏe của bạn, đảm bảo trọng lượng cơ thể hợp lí, bỏ thuốc lá, và bổ sung thêm axit folic. Kiểm tra sức khỏe định kì để biết rằng huyết áp, sự tuần hoàn máu và chức năng tuyến giáp của bạn vẫn bình thường, và đã miễn dịch đối với bệnh sởi Đức (rubella). Nếu bạn đã sử dụng nhiều loại thuốc trước khi mang thai thì nên ​​tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ sản khoa xem điều đó có ảnh hưởng tới thai nhi hay không và loại thuốc nào là an toàn nhất đối với bà mẹ trong thai kì

Chăm sóc trước khi sinh

Tìm một địa chỉ khám thai tin cậy để được chăm sóc về mọi mặt trước khi sinh, giúp bạn đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn mang thai. Bạn sẽ được thăm khám hàng tuần để chắc rằng mẹ và em bé đều khỏe đồng thời được hướng dẫn cách giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị sinh nở.

Một số biến chứng thông thường

Chảy máu thời kì thai đầu:

25% phụ nữ sẽ bị chảy máu trong 12 tuần đầu tiên. Thông thường, điều này sẽ tự động chấm dứt và không có hại cho phôi thai đang phát triển. Nó là những tín hiệu cho thấy phôi thai đã được cấy vào tử cung. Bạn có thể bị chuột rút nhẹ, máu có thể đỏ, hồng hoặc nâu, thậm chí có cục máu đông máu nhỏ. Nếu bạn bị chuột rút nặng, ra máu nhiều hoặc nhỏ giọt kéo dài hơn hai ngày, khi đó bạn cần gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn.

Sảy thai sớm:

20% trứng được thụ tinh sẽ ko phát triển theo thai kì bình thường. Nhất là khi được thụ tinh một cách tự nhiên. Thậm chí bạn ko nhận ra rằng mình đang mang thai. Một số trường hợp phải cấy ghép dễ sẩy thai sớm. Có những trường hợp cấy ghép thành công, phôi thai phát triển từ 9 đến 11 tuần tuổi thì ngừng phát triển. Sẩy thai (thuật ngữ y học gọi là "phá thai tự phát") có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Trường hợp sảy thai hoàn toàn là thai nhi bị đẩy hoàn toàn ra khỏi cơ thể khiến người mẹ trải qua một khoảng thời gian rất đau đớn. Sảy thai không hoàn toàn thì cần có sự can thiệp của các bác sĩ bằng cách phẫu thuật hoặc điều trị y khoa.

Số ít bào thai khi hình thành không nằm trong vòi trứng. Trường hợp này được gọi là thai ngoài tử cung và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Nếu bạn được chẩn đoán thai ngoài tử cung,cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa một cách cẩn thận cho đến khi nó hoàn toàn được giải quyết.

Nếu bạn chưa từng có con và đã trải qua hai lần sảy thai, hãy tham khảo ý kiến của ​​một số chuyên gia. Điều quan trọng là phải nhớ rằng bạn ko có lỗi trong việc sẩy thai, mà đó là một phần phát triển tự nhiên của con người và hiếm khi lặp lại.

Bệnh tiểu đường trong thai kì:

Mang thai gây ra sự thay đổi hệ thống điều hòa lượng đường/insulin trong cơ thể của người phụ nữ, khiến cơ thể đề kháng với insulin ở mức nhẹ. Đây là cách tự nhiên giữ lượng đường trong máu lâu hơn nên nó có thể lưu thông đến bộ phận của nhau thai. 3 - 5% phụ nữ trải qua cơ chế này, lượng đường lưu trữ trong máu quá cao và quá lâu được gọi là bệnh tiểu đường kì thai ngén. Nếu không kiểm tra, em bé sẽ nhận được quá nhiều đường và lượng insulin tiết ra ở mức cao, có nguy cơ phát triển quá khổ và sẽ khó khăn trong việc điều tiết lượng đường trong máu sau khi được sinh ra. Bạn cần được kiểm tra ở tuần tuổi 24 - 28 khi mà sức đề kháng insulin là cao nhất. Tiểu đường thai nghén không có triệu chứng, do đó, kiểm tra lượng đường trong máu là cách duy nhất để phát hiện bệnh này.

Hầu hết phụ nữ có thể tự điều chỉnh sự đề kháng insulin thông qua chế độ ăn kiêng hợp lí và tập thể dục hằng ngày. Nếu bạn có thể để duy trì lượng đường trong máu bình thường đến cuối thai kì thì ko có gì gây hại đến em bé nữa. Nếu bạn không thể điều chỉnh lượng đường trong máu với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bạn cần có sự hỗ trợ của thuốc và trong trường hợp như vậy phải theo dõi sức khỏe thai nhi định kì.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh - 2
Chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp bạn không còn lo lắng với bệnh tiểu đường. (Hình minh họa)

Huyết áp cao: 

Một trong những điều kì diệu là người phụ nữ có thể mang trong cơ thể 2,26 – 4,08kg thai nhi và 0,91kg nhau thai, lượng máu và nước trong cơ thể tăng gần năm lít nhưng vẫn duy trì nhịp tim và huyết áp bình thường. Hãy nghĩ về những thay đổi xảy ra trong cơ thể của bạn để cho phép thích ứng với điều đó! Thỉnh thoảng, cơ thể không thể thích ứng được khiến huyết áp tăng ở cuối thai kì. Thậm chí, có thể gây ra tiền sản giật – một biến chứng trong kì thai nghén với đặc trưng là huyết áp tăng cao, sưng phù và nhiều đạm trong nước tiểu.

Việc thường xuyên theo dõi huyết áp theo tháng cho đến tuần sẽ giúp bạn chẩn đoán sớm những điều kiện này. Phương thức phòng ngừa ban đầu (ăn kiêng, tập thể dục, thay đổi lối sống) có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu cao huyết áp thai kì. Bệnh tăng huyết áp thời kì mang thai là ngẫu nhiên và khó dự đoán. Nếu bạn bị tăng huyết áp cần giám sát chặt chẽ và đôi khi sinh sớm là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé

Lời khuyên hữu ích

Một số bà bầu hay bị mất ngủ trong thai kì, họ lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đã trải qua thời kì mang thai đều cho rằng quan trọng là cố gắng giữ gìn sức khỏe. Nếu không yên tâm, hãy đến gặp các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ để giúp bạn theo dõi thai nhi. Nếu bạn thấy mình bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực, hãy nghĩ đến việc tìm bác sĩ sản khoa hoặc trị liệu có kinh nghiệm để giúp bạn tìm hiểu cách thở, thư giãn trong suốt thai kì.

Đặng Huyền (Theo expect)
Nguồn:

Tin liên quan

Hạnh, 32 tuổi, chưa có ý định kết hôn song lo khi gặp được ý trung nhân thì đã quá tuổi sinh con, quyết định đến bệnh viện trữ đông trứng.

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác