Khám phá 3 giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ

Ngày 22/12/2015 15:05 PM (GMT+7)

Biết sớm được các giai đoạn sinh con sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong ca sinh thường của mình.

Gần đến ngày sinh nở, tâm lý chung của hầu hết các mẹ bầu là vô cùng lo lắng, hồi hộp. Chắc chắn ai cũng mong muốn mình sinh con được mẹ tròn con vuông. Muốn vậy, mẹ cần có những kiến thức nhất định về thai kỳ và đừng quên bỏ qua các giai đoạn sinh con, sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong hành trình đón con chào đời.

Thông thường, một ca chuyển dạ sẽ diễn ra qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu gồm có 3 kỳ, kỳ ban đầu, vỡ ối và co thắt tử cung mạnh. Qua mỗi kỳ, cổ tử cung của bạn lại mở rộng thêm ra cho đến khi mở được 10 cm. Giai đoạn thứ hai của cơn chuyển dạ là giai đoạn rặn đẻ, là lúc bạn thực sự đưa bé ra bên ngoài cơ thể và giai đoạn thứ ba là khi bạn sổ nhau thai.

Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu tiên của cơn chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, do vậy điều quan trọng nhất sản phụ cần ghi nhớ là không nên lo sợ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ.

Khám phá 3 giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ - 1

Giai đoạn đầu tiên của cơn chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. (ảnh minh họa)

Cảm giác chuyển dạ ban đầu (Chuyển dạ sớm)

Đối với nhiều phụ nữ, những dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp bắt đầu là cảm giác co thắt, tựa như đau bụng khi đến kỳ kinh. Mẹ cũng có thể cảm thấy bị sưng phù, táo bón hoặc đau một chút ở phần bụng dưới hay ở lưng. Một số phụ nữ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi hoặc buồn nôn.

Trong suốt giai đoạn đầu của chuyển dạ, bạn có thể không muốn ăn uống chút nào, do vậy bạn nên chọn những đồ ăn nhẹ như súp, ngũ cốc hay bánh mì, và nhớ uống thật nhiều nước.

Lúc đầu sản phụ chỉ cảm thấy hơi khó chịu nhưng khi đã vào cơn chuyển dạ chính thức thì càng ngày bạn càng thấy các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, đó chính là những cơn co thắt tử cung.

Vỡ ối

Khi mang thai, cổ tử cung của bạn được bịt kín bởi một nút màng nhầy. Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ hoặc thậm chí sớm hơn, nút này có thể bung ra và thoát ra ngoài dưới dạng khí hư đặc có lẫn máu ở quần lót hoặc trong bồn cầu. Đây được gọi là hiện tượng “vỡ nước ối”.

Không phải tất cả phụ nữ đều bị “vỡ nước ối” trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, do vậy bạn đừng nên lo lắng nếu chưa thấy hiện tượng này. Nút nhầy cổ tử cung của bạn sẽ thoát ra ngoài một cách tự nhiên ở thời điểm nào đó trong thời gian chuyển dạ.

Co thắt tử cung

Co thắt tử cung là những cơn co vào và giãn ra của cơ bụng và cơ lưng, và chúng thường mạnh hơn các cơn co giãn đôi khi bạn vẫn thấy trong suốt thời kỳ mang thai.

Khi sản phụ chuyển dạ, bạn sẽ thấy các cơn co thắt tử cung ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn và cường độ cũng mạnh hơn.

Ban đầu, một cơn co thắt tử cung trong giai đoạn đầu của chuyển dạ thường kéo dài khoảng 40 giây và cứ 10 phút lại xuất hiện một lần. Gần đến lúc bạn sinh bé, các cơn co thắt tử cung sẽ chỉ kéo dài hơn 1 phút và xuất hiện cứ 30 giây một lần. Những con số này chỉ mang tính tham khảo và thường khác nhau ở từng thai phụ.

Khám phá 3 giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ - 2

Khi sản phụ sắp chuyển dạ sẽ thấy các cơn co thắt tử cung ngày càng diễn ra thường xuyên hơn. (ảnh minh họa)

Giai đoạn hai

Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi cổ tử cung của bạn mở được 10 cm và kết thúc khi bé được sinh ra. Nếu bạn mang thai con so thì giai đoạn này có thể kéo dài tới 1 tiếng, hoặc thậm chí lâu hơn. Còn nếu là con rạ thì có khi chỉ kéo dài 5 phút mà thôi.

Rặn bé ra ngoài

Cơ thể của mẹ sẽ cho mẹ biết khi nào thì nên rặn, thực ra cảm giác hối thúc rặn rất mạnh và bạn khó lòng cưỡng lại. Khi đầu em bé đã lọt qua ngoài, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng rặn, thay vào đó là thở nhanh và đều đặn một lúc. Đây là thời điểm rất nhạy cảm nên bạn cần phải từ tốn để giảm thiểu nguy cơ bị rách. Khi cơn co thắt lần tới xuất hiện, bạn chỉ cần rặn nhẹ là “mẹ tròn con vuông”.

Cuối cùng thì bé đã chào đời. Sau khi bác sĩ kiểm tra cho bé xong, hai mẹ con sẽ có màn chào hỏi nhau và mẹ sẽ vô cùng xúc động khi sau 9 tháng mong chờ đã được gặp con.

Khám phá 3 giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ - 3

Ngay sau khi bé chào đời, mẹ nên cho con bú. (ảnh minh họa)

Giai đoạn ba

Sổ nhau thai

Nghe có vẻ kỳ cục khi bạn vẫn còn phải trải qua một giai đoạn chuyển dạ nữa sau khi bé đã được sinh ra. Thực ra bạn chỉ cần làm một chút việc nữa thôi, đó là sổ nhau thai. Chị em không có gì phải lo lắng vì bác sĩ luôn ở bên bạn và hướng dẫn bạn phải làm như thế nào.

Có thể, bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh sẽ gợi ý tiêm hỗ trợ cho bạn sổ nhau thai. Nếu bạn đồng ý tiêm, thời gian sổ nhau có thể mất khoảng 5 - 15 phút. Nhưng nếu bạn quyết định sổ nhau tự nhiên thì thời gian có thể kéo dài tới một giờ.  

Sau đó, bạn sẽ lại thấy các cơn co thắt lại xuất hiện nhưng chúng sẽ không mạnh như trong giai đoạn hai của chuyển dạ. Các cơn co thắt này giúp bạn nhẹ nhàng đẩy nhau thai xuống dưới và ra ngoài âm đạo. Khi nhau thai đã sổ ra ngoài, bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai, đồng thời sờ bụng bạn để kiểm tra xem tử cung đã bắt đầu co lại sau khi nhau thai đã sổ ra hay chưa.

Cho con bú

Nếu bạn yêu cầu được bế bé, da tiếp da ngay khi lọt lòng mẹ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn cho bé bú luôn. Việc này sẽ giúp bé cảm nhận được tình mẫu tử ngay khi chào đời. Ngoài ra, mẹ cũng nên dành thời gian thư giãn để nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh.

Minh Phương (Theo Theasianparent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các kiến thức khác