Lần đầu sinh con chịu đau đớn 20 giờ vẫn phải mổ, bà mẹ quyết đẻ thường lần 2

Ngày 18/11/2017 09:27 AM (GMT+7)

Để có thể sinh thường bé thứ hai, bà mẹ này đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ dinh dưỡng, tập thể dục đến kiến thức và tâm lý.

Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ sợ hãi không dám mang thai tiếp vì quá trình hồi phục sau mổ vừa đau đớn vừa dai dẳng. Hơn nữa, hầu hết các mẹ sinh mổ lần đầu thì lần sinh thứ hai cũng phải sinh mổ. Chính điều này khiến các mẹ lo lắng và cố gắng trì hoãn thời gian mang thai bé tiếp theo. 

Tuy nhiên, gần đây, trên một trang mạng xã hội nổi tiếng dành cho bà bầu, một bà mẹ giấu tên đã chia sẻ chi tiết câu chuyện sinh thường sau sinh mổ của mình. 

Con trai đầu của cô với tên gọi là Sam, đã sinh ra sau một ca mổ bắt thai khẩn cấp vì mẹ chuyển dạ suốt 20 giờ, cổ tử cung mở 9cm những vẫn không thể đẻ. Việc bị mắc kẹt trong vùng xương chậu của mẹ quá lâu đã khiến Sam có một dị tật nhỏ tại môi.

 Lần đầu sinh con chịu đau đớn 20 giờ vẫn phải mổ, bà mẹ quyết đẻ thường lần 2 - 1

Sau sinh mổ bé đầu, vì quá mệt mỏi, mất sức nên bà mẹ chưa thể ôm con ngay. Đây cũng là lý do lần thứ hai cô quyết tâm chọn sinh thường. (Ảnh minh họa)

Khi Sam bắt đầu biết đi thì cô mang thai bé thứ hai. Lần này, cô quyết tâm tiếp tục sinh thường và đảm bảo ca sinh diễn ra suôn sẻ.

Chia sẻ về thai kỳ, cô cho biết: "Tôi bị ốm nghén suốt 16 tuần đầu, đau lưng liên tục từ tuần thứ 10 và được phát hiện tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 29. Những cơn gò tử cung giả xuất hiện khá sớm, ngay từ tuần thứ 26 khiến tôi lúc luôn đau đớn, mệt mỏi".

Với momg muốn được sinh thường, bắt đầu từ tuần thứ 38 của thai kỳ, bà mẹ một con liên tục thực hiện các phương pháp giúp mẹ dễ sinh thường như đi bộ, tập kegel, massage và châm cứu. 

Lần đầu sinh con chịu đau đớn 20 giờ vẫn phải mổ, bà mẹ quyết đẻ thường lần 2 - 2

Bà mẹ thường xuyên tập thể dục với hy vọng ca sinh thường sẽ diễn ra suôn sẻ. (Ảnh minh họa)

Ngày dự sinh của cô được xác định là 16/9. Bắt đầu từ ngày 15, cô thấy các cơn gò xuất hiện khoảng 5-15 phút một lần nhưng đến đêm lại dịu bớt nên cô cho rằng đó chưa phải dấu hiệu sắp sinh.

Ngày 17/9, hộ sinh kiểm tra cho biết cô ấy cảm thấy có một cái gì đó cứng chặn bên trong cổ tử cung. Tuy nhiên, khi siêu âm thì bác sĩ không phát hiện có gì bất thường. 

"Hai ngày sau, tôi vẫn chưa sinh nên bác sĩ đứng đầu bệnh viện đã khám cho tôi và có một thỏa thuận. Ngày 23/9 tôi sẽ được bấm ối và nếu không sinh thường trong ngày hôm đó thì hôm sau phải sinh mổ. Tôi vui vẻ đồng ý và nhanh chóng thực hiện thêm vài đợt châm cứu cũng như massage", bà mẹ này kể lại. 

Mười ngày trước, nút nhầy của cô đã bong nhưng cuối ngày siêu âm thì bắt đầu có hiện tượng ra máu. Các cơn gò trở nên dữ đội hơn nhưng vẫn không đều. Đêm ngày 20/9, mọi thứ bắt đầu diễn ra theo hướng cô mong muốn. 

"Những cơn co thắt lại đau đớn hơn nhưng tôi vẫn nói với bản thân rằng chưa đến lúc vì nó vẫn không đều. Đến khoảng 1 giờ sáng, cơn co giảm xuống khoảng 5-8 phút một lần, tôi phải dùng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới. Tôi cố chịu đựng đến 3h30 thì gọi cho người hỗ trợ sinh, cô ấy đến vào khoảng 4h khi tôi đang nằm trên giường vật vã vì đau. Chúng tôi đã đốt tinh dầu oải hương, uống nước dứa ép với hy vọng cổ tử cung mở nhanh hơn. Khi cổ tử cung mở khoảng 4cm, người hỗ trợ sinh quyết định đưa tôi đến bệnh viện.

Tôi thậm chí không thể đứng thẳng khi đi ra xe mà chỉ biết gập người trên cánh tay chồng. Từ nhà đến bệnh viện chỉ mất khoảng 10 phút nhưng là cả một thử thách đối với tôi và mỗi lần cơn co đến thì tôi lại hét cho người lái xe dừng lại một chút", bà mẹ kể tiếp. 

Lần đầu sinh con chịu đau đớn 20 giờ vẫn phải mổ, bà mẹ quyết đẻ thường lần 2 - 3

Cô không nhập viện sớm vì sợ bác sĩ sẽ "bắt" sinh mổ. (Ảnh minh họa)

Đến bệnh viện, cô cảm thấy thoải mái hơn khi được quỳ dưới sàn nhà và gục đầu xuống ghế bành, các gói chườm ấm được đặt đầy trước bụng dưới và sau lưng cô. 

"Tôi nhanh chóng tiến đến giai đoạn hai và lúc 7h30 sáng mới có cơn rặn. Tôi được bấm ối và bắt đầu quỳ trong nước để sinh con. 

Sau 1 tiếng 15 phút, Max ra đời lúc 8h44 phút ngày 21/9. Thằng bé nặng 3,64kg, dài 50,5cm. Tôi rất tự hào vì đã sinh con bằng phương pháp tự nhiên hoàn toàn không dùng bất cứ một loại thuốc nào. Nguy cơ vết sẹo cũ trên tử cung do lần trước sinh mổ có thể vỡ ra cũng được loại bỏ hoàn toàn. Nhưng lúc này, tôi lại có một mối lo khác là nhau không chịu ra. Tôi lại trở lại tư thế quỳ và phải mất thời gian còn lâu hơn khi sinh mới có thể đẩy nhau ra", bà mẹ chia sẻ.

May mắn thay, tuy mẹ bị tiểu đường thai kỳ nhưng sau 3 tháng theo dõi, bác sĩ kết luận bé Max hoàn toàn không có dấu hiệu của căn bệnh này.

"Tôi đã có thời gian chuyển dạ, sinh nở và một đứa trẻ hoàn hảo", bà mẹ hai con kết thúc bài đăng của mình. 

Lần đầu sinh con chịu đau đớn 20 giờ vẫn phải mổ, bà mẹ quyết đẻ thường lần 2 - 4

Tư thế quỳ gối giúp cô sinh bé dễ dàng. (Ảnh minh họa)

Như vậy, sinh thường sau sinh mổ không phải chuyện không thể. Chỉ cần mẹ đợi đủ lâu cho tử cung lành lại, chăm chỉ tập luyện và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là có thể được trải nghiệm phương pháp sinh tự nhiên nhất. 

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Minh An (Dịch từ Pregnancy)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu