Mang thai tháng thứ 2: Trái tim bé nhỏ bắt đầu nhịp đập của sự sống

Ngày 04/01/2017 10:02 AM (GMT+7)

Ở tuần thứ 6 thai kỳ, những nhịp tim đầu tiên đã bắt đầu đập.

Trên thực tế, không ít chị em phụ nữ không hề biết họ đang có bầu. Tháng thứ 2 thai kỳ được lấy mốc từ tuần thai thứ 6. Bước vào tháng này, chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng để đảm bảo đủ dưỡng chất cho em bé phát triển cũng như đảm bảo sức khỏe người mẹ.

Mẹ cũng sẽ phải đối mặt với chứng ốm nghén - một trong những dấu hiệu có bầu đầu tiên - có thể là rất nặng nề khi không có cảm giác ăn ngon miệng, thường xuyên buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi… Những triệu chứng này đến đôi khi cả lúc mẹ chưa biết mình có thai. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn uống khoa học và điều độ, chứng ốm nghén cũng sẽ giảm đi phần nào, giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

Video sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2

Dưới đây là sự phát triển của thai nhi theo từng tuần trong tháng thứ 2:

Tuần 6

Sự phát triển của thai nhi: Một thay đổi lớn nhất trong thời điểm này là phôi thai chuyển từ hình thẳng sang hình quả lê và cuộn tròn trong tư thế một bào thai. Ở tuần thứ 6 thai kỳ, não bắt đầu phát triển và dài khoảng 6mm.

Thay đổi ở mẹ: Hầu hết các mẹ bầu thường có xu hướng giảm cân thời gian này do bị ốm nghén, mệt mỏi. Ốm nghén, nôn ói cũng là dấu hiệu phổ biến của mẹ bầu giai đoan này. Đặc biệt, chị em sẽ thấy áo ngực bị chật hơn do ngực đang thay đổi rất nhiều với xu hướng to lên và nhạy cảm hơn.

Mang thai tháng thứ 2: Trái tim bé nhỏ bắt đầu nhịp đập của sự sống - 1

Ở tuần thứ 6 thai kỳ, não bắt đầu phát triển và dài khoảng 6mm.

Tuần 7

Sự phát triển của thai nhi: Phôi thai vẫn ở vị trí cong nhưng bộ não thì phát triển vô cùng nhanh chóng và phần đầu phát triển to hơn hẳn để tạo điều kiện cho khuôn mặt, tai, mắt và mũi hình thành trong tuần thứ 7 này. Tại thời điểm này, các chồi của cánh tay và chân tiếp tục hình thành và đã có thể nhìn thây dây rốn thông qua siêu âm.

Thay đổi ở mẹ: Mặc dù bụng mẹ chưa to lên nhưng bên trong cơ thể đã thay đổi rất nhiều. Và những biểu hiện của sự thay đổi này là buôn nôn, nôn ói, đau đầu, đau ngực, ngực nhạy cảm và khá mệt mỏi…

Tuần 8

Sự phát triển của thai nhi: Trong tuần 8, thai nhi tăng trưởng nhanh chóng đặc biệt với sự xuất hiện của bộ phận não sau sẽ giúp đầu thai nhi to hơn hẳn. Các chi trên cơ thể cũng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt ở tuần thai này, khuôn mặt sẽ có những chồi nhỏ và sẽ hình thành tai. Cơ quan sinh dục cũng bắt đầu phát triển.

Thay đổi ở mẹ: Ở tuần thứ 8, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng và trái tim sẽ phải bơm máu nhiều hơn 50% so với bình thường để cung cấp cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Mẹ cũng vẫn nhận thấy những dấu hiệu bầu bí như thay đổi tâm trạng, nhạy cảm với mùi vị…

Mang thai tháng thứ 2: Trái tim bé nhỏ bắt đầu nhịp đập của sự sống - 2

Dù thai nhi đang phát triển nhanh chóng nhưng bụng mẹ chưa thay đổi nhiều. (ảnh minh họa)

Tuần 9

Sự phát triển của thai nhi: Bước vào tuần thứ 9 thai kỳ, thai nhi chuyển từ giai đoạn phôi thai sang bào thai. Tại thời điểm này, kích thước của em bé bằng khoảng một quả ô liu. Cơ bắp và dây thần kinh bắt đầu hoạt động mặc dù mẹ chưa thể cảm nhận được những chuyển động đó. Trái tim tuy nhỏ bé nhưng qua siêu âm mẹ đã nghe rõ được nhịp tim thai.

Thay đổi ở mẹ: Ở tuần thai này, mẹ sẽ có thể cảm thấy bụng đã lớn hơn một chút và quần chật hơn do vòng 2 đang tăng lên. Mẹ bầu cũng có thể thấy hiện tượng chóng mặt, đi tiểu thường xuyên do tăng khối lượng máu khiến giãn tĩnh mạch hoặc chảy máu cam. Mẹ hãy cố chịu đựng những thay đổi này vì lượng máu tăng lên là để giữ cho em bé được khỏe mạnh và an toàn.

XEM THÊM: Các cách trị ốm nghén hiệu quả khi mang bầu

Nguyệt Minh (Theo Newhealthadvisor)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 1-3 tháng