"Mất 5 lít máu, cắt bỏ tử cung - Tôi tưởng mình đã mất mạng vì sinh con"

Ngày 17/03/2017 10:31 AM (GMT+7)

Bà mẹ 3 con kể về ca sinh nở mất tới 5 lít máu và buộc phải cắt bỏ tử cung của mình.

Mặc dù đã có một con gái và một con trai vô cùng kháu khỉnh, đáng yêu nhưng vợ chồng tôi vẫn luôn muốn có thêm một đứa con nữa. Một ngày bất ngờ chúng tôi phát hiện tôi mang trong mình đứa con thứ 3 và niềm hạnh phúc thì không từ ngữ nào diễn tả hết. Tuy nhiên lần mang bầu, sinh nở này quả là quá nhiều thử thách vượt sức chịu đựng của tôi.

Ở tuần 20 thai kỳ, khi khám và siêu âm thai, tôi được bác sĩ thông báo mắc hội chứng nhau tiền đạo, nhau thai trũng thấp và có thể có nguyên nhân từ những lần mổ đẻ trước đây.

amp;#34;Mất 5 lít máu, cắt bỏ tử cung - Tôi tưởng mình đã mất mạng vì sinh conamp;#34; - 1

Tôi đã có 2 lần sinh mổ trước khi mang bầu đứa con này. 

Thời điểm đó, bác sĩ đã yêu cầu tôi không được làm việc nặng, không được đi lại nhiều và nên dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi nhưng tôi sao có thể ngồi một chỗ khi có 2 đứa nhỏ trong nhà.

Dù vậy tôi vẫn cố gắng giảm thiểu tối đa những công việc hàng ngày và cả công việc ở cơ quan với hy vọng nhau thai sẽ từ từ di chuyển lên. Nhưng điều đó đã không xảy ra, thậm chí là chúng còn di chuyển xuống thấp hơn và cuối cùng đã bao phủ toàn bộ khu vực cổ tử cung của tôi.

Điều này có nghĩa là tôi chắc chắn lại phải đẻ mổ. Dù vậy với tôi đẻ mổ hay đẻ thường không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là sự an toàn của con yêu và vợ chồng tôi đã chọn sẽ đón con vào ngày 26/11, tức là 10 ngày trước ngày dự sinh.

amp;#34;Mất 5 lít máu, cắt bỏ tử cung - Tôi tưởng mình đã mất mạng vì sinh conamp;#34; - 2

Gia đình tôi hiện tại rất hạnh phúc với 3 thiên thần nhỏ. 

Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên tôi rằng nếu nhận thấy hiện tượng chảy máu thì phải đến bệnh viện ngay vì đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Và điều đó đã xảy ra ở tuần 31 thai kỳ. Tôi được đưa vào bệnh viện trong đêm và vô cùng lo sợ nhưng may mắn máu chỉ chảy một chút sau đó ngừng lại và tôi lại được cho phép về nhà với yêu cầu phải nghỉ ngơi hoàn toàn.

Trở về nhà, đó là những ngày thực sự khó khăn khi tôi phải "bó mình" trên giường 24/7. Thậm chí tôi còn phải đánh răng và thưởng thức tất cả các bữa ăn đều trên giường.

Hai tuần sau đó khi hiện tượng xuất huyết đã ngừng hoàn toàn, tôi có thể đi lại xung quanh một chút nhưng vào một đêm ở tuần thứ 33, tôi bắt đầu nhận thấy những cơn đau nhẹ ở bụng, đó là những cơn đau khác thường.

Ban đầu tôi nghĩ đó là những cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả) nhưng sau đó những cơn đau ngày càng quặn thắt và khoảng cách giữa các cơn đau ngày một gần hơn. Tôi vội gọi cho bác sĩ và cô ấy yêu cầu tôi phải đến bệnh viện ngay.

Tới bệnh viện, những cơn co thắt dường như tồi tệ hơn và các bác sĩ đã cho tôi dùng thuốc để giảm co thắt tử cung. Dù vậy, tại thời điểm đó những cơn co dường như ở mức độ cực mạnh mỗi phút một lần và tôi cảm thấy như có thể sinh con bất cứ lúc nào.

amp;#34;Mất 5 lít máu, cắt bỏ tử cung - Tôi tưởng mình đã mất mạng vì sinh conamp;#34; - 3

Tôi tưởng như mình không thể sống sót vì bị nhau tiền đạo. 

May mắn là dần dần, các loại thuốc giảm cơn co cũng có tác dụng và các cơn co thắt dần bớt đi. Nhưng cũng đúng đó, nhịp tim tôi đập nhanh hơn đến mức choáng váng và bác sĩ buộc phải cho dừng sử dụng thuốc. Các cơn co thắt lại bắt đầu dội đến sau thời gian ngưng lại. Lần này, bác sĩ đã nói tôi phải chuẩn bị tinh thần để đón con sinh non có thể sẽ chào đời.

Dù vậy, tôi vẫn cố gắng giữ con thêm một phút, một giây nào nữa trong bụng cũng tốt. Các cơn co thắt vẫn không ngừng đến cho dù các bác sĩ có làm cách gì đi nữa. Cứ mỗi phút lại xuất hiện cơn co và sau 24 giờ chịu đau đớn, máu của tôi bắt đầu chảy ra ào ạt.

Các bác sĩ bắt đầu nói về những biến chứng có thể xảy ra với trường hợp của tôi rằng trong trường hợp xấu nhất nếu nhau thai dính vào tử cung và máu không ngừng chảy thì họ buộc phải cắt bỏ tử cung để giữ an toàn cho tính mạng của tôi. Họ làm việc rất gấp rút vì dường như tình trạng của tôi đã khá nghiêm trọng, trong khi tôi và chồng thì không ngừng cầu nguyện may mắn sẽ xảy ra.

Dù vậy họ cũng trấn an tôi rằng họ sẽ làm mọi cách để cầm máu, việc cắt tử cung chỉ là phương án xấu nhất. Sau đó tôi được gây mê cục bộ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt thời gian ca sinh mổ diễn ra.

Tôi vẫn cảm thấy tất cả mọi hoạt động và chờ đợi giây phút em bé được đưa ra khỏi cơ thể mình. Tuy nhiên vì lo lắng tôi sẽ sốc vì sợ hãi nên các bác sĩ không cho tôi theo dõi ca mổ qua màn hình và khi tỉnh lại thì tôi đang nằm trong phòng hồi sức với chồng bên cạnh.

amp;#34;Mất 5 lít máu, cắt bỏ tử cung - Tôi tưởng mình đã mất mạng vì sinh conamp;#34; - 4

Tôi đã mất 5 lít máu, cắt bỏ tử cung khi sinh đứa con thứ 3 này. 

Chồng tôi cho biết tôi đã mất rất nhiều máu, tới 5 lít máu và buộc phải cắt bỏ tử cung do không thể cầm được máu trong quá trình đẻ mổ. Họ cũng đã phải vận động nguồn máu hiến tặng khẩn cấp để cứu tôi và tôi có thể nhìn thấy rõ tình hình nghiêm trọng thế nào qua khuôn mặt của chồng sau đó.

Tuy vậy điều may mắn hơn cả là đứa con thứ 3 của tôi dù sinh non vẫn khỏe mạnh và lớn lên bình thường như bao em bé khác. Thời gian đầu sau sinh, con phải ở lại bệnh viện 2 tuần để theo dõi nhưng sau đó đã được về nhà.

Hiện tại, con đã được hơn 1 tuổi, đã chập chững những bước đi đầu đời và với tôi đó là một món quà vô cùng quý giá bởi con đã được đánh đổi bằng gần như cả mạng sống của tôi. 

Samantha Bek - nhân vật chính của câu chuyện sinh con trên - là mẹ của 3 đứa con kháu khỉnh, đáng yêu. Cô từng tốt nghiệp đại học Wales (Anh Quốc) chuyên ngành giáo dục mầm non và hiện sinh sống tại Singapore. 

Bà mẹ này đã có 13 năm kinh nghiệm trong việc giáo dục mầm non với vai trò là giáo viên và hiệu trưởng trường mầm non. Cô cũng là chủ một trường mầm non của riêng mình. 

Trần Lily (Theo Parent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu