Mẹ bầu 'su-mô' cẩn thận mất con!

Ngày 31/12/2013 17:00 PM (GMT+7)

Những phụ nữ béo phì khi mang thai hoặc mang thai thừa cân đều tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe.

Chị Thu Hằng ( 28 tuổi,Trung Tự, Hà Nội) đang mang thai đứa con thứ hai. So với khi mang bầu lần thứ nhất chị Hằng đã tăng cân rất nhiều. Lần mang thai này chị tăng đến 25 kg với cân nặng 77 kg. Sau thời gian nuôi bé đầu, chị ăn uống khá thoái mái, lại không tham gia tập luyện thể dục thể thao nên người đã phát tướng hơn thời con gái rất nhiều.

Và hiện nay, chị Hằng đang thực sự lo lắng về tình trạng của mình. Sau khi được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chị được kết luận bị béo phì thừa cân quá mức khi mang thai và lần mang bầu lần chị sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro.

Số lượng phụ nữ béo phì đang ngày càng gia tăng, điều đó đồng nghĩa với việc nhiều chị em có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.

BMI là phương pháp xác định mức độ béo phì dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao, từ đó phản ánh sức khỏe của chính chủ nhân. Ngày nay tỷ lệ phụ nữ mang thai bị béo phì cũng có dấu hiệu gia tăng.

Mẹ bầu su-mô cẩn thận mất con! - 1
Số lượng phụ nữ béo phì đang ngày càng gia tăng, điều đó đồng nghĩa với việc nhiều chị em có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. (ảnh minh họa)

Những nguy cơ có thể xảy ra:

Bắt buộc mổ lấy thai

Trên thực tế nhiều chị em cảm thấy khi có bầu mình béo tốt thì có nghĩa con khỏe, mẹ khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không bị béo phì.

Phụ nữ béo phì trong khi mang thai  dễ mắc các bệnh  như cao huyết áp, màng thai vỡ sớm, viêm tĩnh mạch, nguy cơ cao bị sẩy thai , tiền sản giật , đái tháo đường thai kỳ.  Sau khi sinh chị em thường ra nhiều máu hơn những sản phụ khác do sinh lực co bóp tử cung yếu. Kết quả là, nhiều nhiều mẹ bầu thừa cân, béo phi bắt buộc phải sinh mổ.

Phẫu thuật mổ lấy thai cũng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn đối với phụ nữ mang thai  béo phì. Lớp mỡ dày  dưới da sẽ khiến bác sĩ mất thời gian nhiều hơn để tìm vị trí phù hợp khi gây tê cũng như nhanh chóng tìm được “ven” khi truyền tĩnh mạch.

Và nếu mẹ bầu quá nặng có thể gây khó khăn cho chính gia đình và nhân viên y tế trong quá trình di chuyển bệnh nhân cấp cứu

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, điều đó có nghĩa con bạn có nhiều nguy cơ sẽ mắc bệnh khi trưởng thành.

Việc tăng huyết áp và có dấu hiệu tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ mổ lấy thai . Nếu huyết áp của người mẹ tăng lên trong thời gian sinh nở, bạn có thể bị đột quỵ, kéo theo việc ngừng cung cấp máu cho em bé. Trước những tình huống nguy hiểm như vậy, bắt buộc bác sĩ với chỉ định sinh mổ cho các mẹ bầu béo.

Rủi ro cho thai nhi

Mẹ bầu béo khi mang thai thường đem lại nhiều rủi ro cho thai nhi như khuyết tật ống thần kinh, thai chết lưu , thai già tuổi và ngu cơ trẻ sinh ra  khi trưởng thành bị thừa cân béo phì là rất lớn.

Phụ nữ mang thai béo phì chưa chắc con sinh ra đã to và khỏe. Phần nhiều trẻ sơ sinh sinh ra trong trường hợp này bị khuyết tật ống thần kinh do suy dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ sơ sinh chết yểu do những nguyên nhân này là khá lớn.

Mẹ bầu su-mô cẩn thận mất con! - 2
Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì thì hãy nỗ lực để giảm cân trước khi có ý định làm mẹ. (ảnh minh họa)

Thay đổi ngay từ bây giờ

Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì thì hãy nỗ lực để giảm cân trước khi có ý định làm mẹ. Hãy nghĩ tới sự an toàn, sức khỏe cho chính mình và bé yêu để biến thành động lực hành động.

* Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng

- Mẹ bầu cần ăn nhiều rau , hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt , thịt nạc và các sản phẩm sữa ít chất béo, thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ.

- Loại bỏ các loại đồ uống có đường, nước ngọt có ga và thức ăn chiên xào.

- Hạn chế tối đa lượng muối dưới 7 gram/ngày.

- Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thay đổi suy nghĩ ăn để cho hai người là tăng số lượng, tăng khẩu phần ăn.

- Tìm hiểu lượng calo trong từng loại thực phẩm ăn hàng ngày.

- Bổ sung sắt và vitamin đều đặn.

- Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu không cần phải tăng cân vì giai đoạn này thể trọng của mẹ bầu tăng tương đối châm. Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thể trọng bắt đầu tăng tương đối nhanh từ 4-6 kg. Giai đoạn cuối sẽ tăng khoảng 5 kg. Tổng trọng lượng cơ thể trong suốt thai kỳ, chị em chỉ nên tăng 12-13 kg là hợp lý.

* Chế độ luyện tập thể dục

- Mẹ bầu cần tạo cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày. Điều đơn giản và an toàn nhất cho chị em là hãy dành 20-30 phút đi bộ mỗi ngày

- Học yoga cũng là những gợi ý hợp lý vừa giúp chị em để cải thiện trạng thái tinh thần vừa duy trì vóc dáng cơ thể cân đối.

- Bơi cũng là một môn thể thao rất có lợi cho mẹ bầu để giảm lượng calo nhanh chóng.

- Nên theo dõi và kiểm soát cân nặng sao cho phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI. BMI được tính theo công thức: Trọng lượng cơ thể (kg)/Bình phương chiều cao (m)

+ BMI < 18: người dưới cân

+ 18 <= BMI < 23: người bình thường

+ 23 <= BMI < 30: người quá cân

+ BMI > 30: người béo phì

Đối với phụ nữ mang thai đang béo phì, thừa cân thì cần có chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Bên cạnh đó cần tích cực theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi một cách chặt chẽ trong suốt thai kỳ.

Thanh Lê (Theo Parent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác khi mang thai