Mẹ mắc 6 lỗi này, thuốc tránh thai hiệu quả đến mấy cũng phải "bó tay"

Ngày 18/11/2017 05:36 AM (GMT+7)

Mặc dù được chứng minh là có hiệu quả tới hơn 90% trong việc phòng tránh thai, rất nhiều người vẫn gặp phải những "tai nạn" ngoài ý muốn do mắc phải một trong 6 lỗi sai nghiêm trọng khi sử dụng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai là một trong những hình thức tránh thai phổ biến và an toàn nhất. Ước tính, kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1961, cho đến năm 2000, tại nước Anh đã có khoảng 4 triệu phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai. Tại thời điểm hiện nay, con số này chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều lần, không chỉ ở Anh, mà còn trên toàn thế giới.

Mẹ mắc 6 lỗi này, thuốc tránh thai hiệu quả đến mấy cũng phải amp;#34;bó tayamp;#34; - 1

Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày là phương pháp tránh thai thông dụng, được nhiều mẹ lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Mặc dù được chứng minh là hiệu quả hơn 90% trong phòng tránh mang thai, rất nhiều người vẫn gặp phải những "tai nạn" ngoài ý muốn do mắc phải một trong 6 lỗi sai nghiêm trọng khi sử dụng thuốc. 

1. Không uống thuốc đúng giờ mỗi ngày

Không chỉ cần phải tuân thủ đúng lịch trên vỉ thuốc, bạn cần phải uống các viên thuốc vào cùng một giờ mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Mẹ mắc 6 lỗi này, thuốc tránh thai hiệu quả đến mấy cũng phải amp;#34;bó tayamp;#34; - 2

Nếu được uống đều đặn đúng giờ hàng ngày, tỉ lệ ngừa thai thành công có thể đạt tới 99%, theo trang Planned Parenthood. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong guồng quay cuộc sống hối hả và bận rộn như hiện nay, việc không uống thuốc đúng giờ là lỗi sai mà rất nhiều chị em mắc phải. Nếu uống thuốc muộn quá 3 tiếng, bạn nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác. Nếu lỡ quên uống, bạn cần phải uống ngay khi nhớ ra, và tiếp tục uống các viên còn lại theo liệu trình đúng giờ. 

2. Bạn đang sử dụng cùng các loại thuốc khác

Một số loại kháng sinh nhất định có thể ức chế hoàn toàn tác dụng của thuốc tránh thai, đặc biệt là Rifampicin và Rifabutin, thường được sử dụng trong liệu trình chữa bệnh lao và viêm màng não.

Mẹ mắc 6 lỗi này, thuốc tránh thai hiệu quả đến mấy cũng phải amp;#34;bó tayamp;#34; - 3

Một số loại thuốc có tác dụng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng thuốc  tránh thai. (Ảnh minh họa)

Mặc dù những loại kháng sinh này khá hiếm và ít dùng, bạn cũng không nên chủ quan bởi vì những loại kháng sinh khác tương đối phổ biến cũng có những tác động tiêu cực nhất định tới hiệu quả thuốc tránh thai. Vì thế, tốt nhất, bạn nên thông báo với bác sĩ về việc sử dụng thuốc tránh thai của mình để nhận được tư vấn và điều chỉnh hợp lý.

3. Bạn chỉ vừa mới uống thuốc

Thuốc tránh thai thông thường có thể có tác dụng "thần kì" đó là ngăn ngừa những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nhưng chúng không thể có tác dụng ngay lập tức như các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Mẹ mắc 6 lỗi này, thuốc tránh thai hiệu quả đến mấy cũng phải amp;#34;bó tayamp;#34; - 4

Thuốc tránh thai hàng ngày không thể có tác dụng ngay trong ngày đầu uống. (Ảnh minh họa)

Hay nói cách khác, nếu như bạn vừa quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo hộ trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu uống thuốc, bạn nên sử dụng một biện pháp tránh thai khẩn cấp khác.

Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình khi bắt đầu uống thuốc. Thuốc sẽ có hiệu quả tốt nhất khi bạn bắt đầu uống thuốc sau khi vừa hết kì kinh. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu sử dụng thuốc khi đang ở giữa chu kì, bạn cần sử dụng biện pháp bảo hộ thêm do thuốc cần 7 ngày để bắt đầu phát huy tác dụng.

4. Uống thuốc khi bạn đang ốm

Đặc biệt, nếu như bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến rối loạn đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, bạn cần hết sức chú ý vì có thể thuốc đã bị đào thải ra ngoài cơ thể trước khi cơ thể bạn kịp hấp thụ.

Mẹ mắc 6 lỗi này, thuốc tránh thai hiệu quả đến mấy cũng phải amp;#34;bó tayamp;#34; - 5

Tiêu chảy, nôn mửa và các bệnh rối loạn tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. (Ảnh minh họa)

Theo chuyên gia y tế, nếu bạn bị ốm trong vòng 2h kể từ khi uống thuốc, thuốc có thể sẽ không được hấp thụ vào cơ thể bạn. Dù vậy, bạn vẫn nên tiếp tục uống thuốc. Nếu như trận ốm của bạn không tiếp tục, bạn vẫn có thể được bảo vệ khỏi những tai nạn mang thai ngoài ý muốn.

Nếu bạn tiếp tục bị ốm quá 24 giờ hay mắc chứng tiêu chảy nặng trong vòng hơn 24h, bạn cần tính mỗi ngày ốm/ bị tiêu chảy như một ngày bạn không uống thuốc

5. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ quá cao

Thuốc cần được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa nguồn nhiệt, và thuốc tránh thai cũng vậy. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm giảm dược tính của thuốc. Nhiệt độ bảo quản tối ưu cho thuốc tránh thai tối đa là 25 độ C.

6. Dùng chung với trà detox và thuốc nhuận tràng

Trà detox, hay còn gọi là trà thải độc và thuốc nhuận tràng dù có công dụng khác biệt, nhưng đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của việc sử dụng thuốc tránh thai bằng cách tác động đến đường tiêu hóa của người sử dụng.

Tương tự như tiêu chảy và nôn mửa được đề cấp phía trên, bất cứ tác động nào khiến cho thuốc không thể đến được ruột non hay bị đẩy ra khỏi cơ thể sớm trước khi thuốc được hấp thụ đều làm giảm tác dụng của thuốc.

Vì thế, nếu đang sử dụng trà detox và thuốc nhuận tràng, bạn nên uống thuốc tránh thai cách 12 tiếng để đạt được hiệu quả tránh thai tốt nhất.

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Nam Phương (Dịch từ The Sun)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tránh thai