Mệt mỏi với những "tác dụng phụ" khi mang bầu

Ngày 11/04/2016 05:42 AM (GMT+7)

Ốm nghén, nhức đầu, táo bón hay ợ nóng đều là những triệu chứng phổ biến thường gặp trong thai kỳ mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải.

Những triệu chứng này chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể vào thời kỳ mang thai gây ra. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi cả ngày, chán ăn, buồn nồn và vô vàn những ‘nỗi khổ’ khác. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ phần nào giảm bớt những nỗi khổ này:

Nôn và buồn nôn

Cứ 3 trong số 4 phụ nữ mang thai phải trải qua các triệu chứng buồn nôn và ói trong thai kỳ. Các triệu chứng này thường ‘hành hạ’ mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ và giảm nhẹ trong 3 tháng thứ hai ở hầu hết các mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể tìm tới một số liệu pháp tự nhiên để hạn chế tình trạng khó chịu này:

Ăn có chọn lọc: việc ăn uống trong những tháng đầu thai kỳ trở nên vô cùng khó khăn khi mẹ ngày ngày phải đối phó với các triệu chứng buồn nôn và chán ăn. Tuy nhiên việc ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn nhiều trong một lần, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như sữa, sữa chua và rau xanh sẽ khiến mẹ cảm thấy việc ăn uống trở nên ‘nhẹ nhàng’ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ăn cay, mặn hay đồ ăn nhiều chất béo.

Ngậm kẹo chua hay bạc hà: những hương vị này có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn cho mẹ.

Tích trữ gừng: thành phần gingerol trong gừng có đặc tính kháng viêm có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. Các bác sỹ cũng khuyên sản phụ nên bổ sung khoảng 250 mg gừng mỗi sáng để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mẹ có thể thêm gừng vào súp, salad, ăn tinh gừng hay uống trà gừng đều được.

Mệt mỏi với những quot;tác dụng phụquot; khi mang bầu - 1

Thành phần gingerol trong gừng có đặc tính kháng viêm có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. (Ảnh minh họa)

Bổ sung vitamin B6: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B6 có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ cho phụ nữ mang thai. Do vậy, mẹ có thể lựa chọn bổ sung vitamin B6 qua thức ăn hay viên uống bổ sung.

Châm cứu trước khi nang thai: một số nghiên cứu chỉ ra rằng bấm huyệt tại vị trí bên trong cổ tay có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén khá hiệu quả. Ngoài ra, châm cứu cũng giúp góp phần cải thiện tâm trạng của mẹ bầu, tiêu trừ đau đầu và đau lưng.

Dầu thơm: khẩu vị ăn của mẹ bầu thường bị ảnh hưởng bởi các mùi xung quanh và mùi vị của chính món ăn. Vì vậy mẹ cũng có thể sử dụng các loại dầu thơm an toàn với hương bạc hà, chanh hay gừng để ngửi trong khi ăn hay để trong phòng ăn.

Táo bón

Sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng là những triệu chứng vô cùng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối khi tử cung mở rộng tạo áp lực lên khung xương chậu. Cùng với đó là việc ăn uống thiếu chất xơ khiến cho rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón ‘đau khổ’ trong suốt thai kỳ.

Nước: chắc chắn uống nhiều nước sẽ là biện pháp đầu tiên để giảm thiểu tình trạng táo bón cho mẹ.

Chất xơ: thiếu chất xơ là một trong các nguyên nhân hàng đầu của táo bón. Vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung chất xơ qua trái cây, rau xanh, và các loại hạt giàu chất xơ khác như hạt lanh, hạt chia, đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay nước ép mận nhé!

Tắm nước ấm: ngồi trong bồn tắm nước ấm khoảng từ 10-15 phút một vài lần trong ngày cũng là một cách hiệu quả để mẹ thư giãn cơ vùng chậu.

Nhức đầu

Cũng như hầu hết các triệu chứng khó chịu khác trong thai kỳ, đau đầu cũng thường là do thay đổi nội tiết tố, mệt mỏi và sự dao động thường xuyên của lượng đường trong máu.

Mệt mỏi với những quot;tác dụng phụquot; khi mang bầu - 2

Đau đầu cũng thường là do thay đổi nội tiết tố, mệt mỏi và sự dao động thường xuyên của lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)

Thư giãn: mẹ thường sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nằm xuống và đặt một tấm khăn mát lên trán khi cảm thấy đau đầu.

Thực hành các tập thư giãn: hít thở sâu, tập yoga hoặc thiền cũng có thể giúp mẹ thư giãn và giảm đau đầu khá hiệu quả.

Châm cứu: nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc châm cứu trong khi mang thai giúp giảm bớt đau đầu, mẹ cũng có thể thử cách này.

Ợ nóng

Phụ nữ mang thai thường hay cảm thấy nóng rát ở cổ họng và ngực. Nguyên nhân là do tử cung ngày càng lớn đã khiến cho dạ dày bị chén ép và kết quả là axit trong dạ dày bị trào sang các khu vực lân cận. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên:

Chú ý đồ ăn: đầu tiên mẹ chắc chắn cần tránh các loại đồ ăn có ga, thức ăn cay, béo ngậy. Thêm vào đó, thay vì ăn một bữa lớn, mẹ hãy chia nhỏ và ăn thành nhiều lần trong ngày để thức ăn dễ được tiêu hóa hơn.

Nhai kẹo cao su: việc nhai kẹo cao su kích thích tiết nước bọt có thể làm trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.

Không nên nằm ngay sau khi ăn: sau khi ăn, mẹ nên dành thời gian thư giãn và cho dạ dày thời gian để tiêu hóa thức ăn thay vì nằm xuống ngay sẽ dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu, ợ chua.

Linh Hương (Theo Whattoexpect)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác khi mang thai