Nếu mẹ đẻ mổ...

Ngày 23/05/2014 00:00 AM (GMT+7)

Để sức khỏe nhanh phục hồi, mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh vết mổ và ăn uống đủ dưỡng chất.

Hiện nay một số lượng không nhỏ sản phụ phải sinh mổ, nguyên nhân thì nhiều, có thể là do thai to, xương chậu của thai phụ quá nhỏ, nhau tiền đạo, tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn cổ)… Sau khi sinh mổ, vết khâu sau khoảng 7 ngày thì rút chỉ, hiện nay nhiều bệnh viện sử dụng chỉ tự tiêu, nên không cần rút chỉ. Nếu vết mổ lành, khô, không có biến chứng thì sau 4 -5 ngày có thể xuất viện, nhưng về nhà sản phụ cần chú ý những điều sau:

1. Cần chú ý tình trạng sản dịch ra. Nếu tử cung co không tốt, không phục hồi được, sản dịch sẽ tích lại trong tử cung không ra được sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Mỗi ngày cần đo nhiệt độ cơ thể 2 lần, nếu vượt quá 38 độ C, chứng tỏ là có hiện tượng nhiễm trùng, cần uống thuốc tiêu viêm hoặc đến bác sĩ khám ngay.

2. Chú ý vết mổ xem có hiện tượng tự cảm thấy đau hay không. Nếu lúc không vận động mà vết mổ lại thấy đau hoặc nhói đau, chứng tỏ là vết thương bị nhiễm trùng. Quan sát xem vết mổ có đỏ lên không, có sưng không ? Nếu sờ vào mà thấy đau hoặc vết mổ chỗ mềm chỗ cứng có nghĩa là vết mổ đã bị mưng mủ.

3. Không nên cậy vẩy vết mổ quá sớm, càng không nên dùng băng gạc băng chặt quá, sau mổ 3-4 tuần có thể tắm dội nước được.

4. Cần chú ý xem âm đạo có xuất huyết (máu đỏ tươi) bất thường không.

Nếu phát hiện một trong những dấu hiện trên cần đến bác sĩ ngay, không được chậm trễ.

Nếu mẹ đẻ mổ... - 1
Mẹ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn mẹ sinh thường. (ảnh minh họa)

Giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi sinh ?

Sau khi sinh nở để sức khoẻ trở về trạng thái ban đầu và giữ vóc dáng đẹp đẽ, là điều mà mỗi bà mẹ trẻ đều rất quan tâm. Sau khi sinh, để có đủ sữa cho con và phục hồi sức khoẻ các bà mẹ thường rất coi trọng việc ăn uống và nghỉ ngơi, nhưng lại coi nhẹ vận động và rèn luyện thân thể, có người thậm trí nằm giường nghỉ ngơi cả tháng. Thực ra như vậy kết quả sẽ không bao giờ được như ý muốn, không những không thể phục hồi sức khoẻ được tốt mà có người đã béo lại càng béo hơn, lại phát sinh thêm bệnh mới, khiến cả mẹ và con đều chịu ảnh hưởng.

Sau sinh để  phục hồi sức khoẻ và giữ dáng người thon thả, ngoài việc điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý, còn phải tự vận động, rèn luyện cơ thể. Người phụ nữ sau sinh rất mệt mỏi, nên ngày đầu tiên cần thiết nằm nghỉ là chủ yếu, nhưng 12 tiếng đồng hồ sau sinh cần tự mình đi vào nhà vệ sinh. Ngày thứ hai cố gắng đi lại trong phòng. Sau 2 tuần nên cố gắng tự làm những việc nhẹ nhàng trong nhà, như dọn lại phòng, quét nhà, lau bàn ghế, bỏ quần áo vào máy giặt,… Nếu bị sinh mổ hoặc sinh thường nhưng bị khâu, thì tuỳ vào thể trạng mỗi người mà hoãn thời gian rèn luyện cơ thể.

Sau khi sinh nở, sản phụ xuống giường vận động sẽ khiến máu huyết lưu thông, nâng cao trương lực cho cơ hông và cơ bụng, có lợi cho việc sản dịch ra ngoài và co tử cung, giảm thiểu được khả năng nhiễm trùng, có thể để đề phòng hiện tượng sa tử cung và tắc tĩnh mạch chân; thúc đẩy chức năng bài tiết của bàng quang sau sinh, khiến việc tiểu tiện được diễn ra bình thường; thúc đẩy nhu động của dạ dày, tăng cường chức năng của dạ dày, tránh táo bón, giúp tiêu mỡ vùng bụng, hông và đùi.

Sau khi sinh, cơ bụng lỏng lẻo, để phục hồi được thì sau sinh khoảng 2 tuần, mỗi ngày vài phút (từ 2-3 phút trở lên kéo dài đến 15-20 phút), sản phụ cần nằm ngửa, hít sâu vào bụng, kết hợp với vận động vùng hậu môn (khi hít vào thì đồng thời co cơ hậu môn và hội âm lại, thở ra thì cũng thả lỏng cơ). Bài tập này sẽ giúp ích cho sản phụ trong việc phục hồi trương lực cho cơ hậu môn và hội âm.

Sau sinh 2 tuần, mỗi ngày vài lần sản phụ nên thực hiện động tác nằm ngửa không chống tay từ từ ngồi dậy, mỗi lần 10-15 phút. Ngoài ra còn có nhiều loại bài tập khác nữa, sản phụ có thể tự sưu tầm, nhưng nên tránh những bài tập ép ngực.

Theo Trần Hạnh Tường (Mẹ và bé)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ