Nhiễm độc thai nghén trong thai kì

Ngày 12/01/2013 15:55 PM (GMT+7)

Nhiễm độc thai nghén trong thai kì có thể khiến bà mẹ và thai nhi gặp nguy hiểm.

Nhiễm độc thai nghén trong thai kỳ "Nhiễm độc thai nghén thường gặp vào thời gian nào của thai kỳ, ảnh hưởng đến người mẹ và đứa con như thế nào?".

Trả lời:

Nhiễm độc thai nghén (NĐTN) là tình trạng bệnh lý do thai kỳ gây nên và được chia làm 2 loại: sớm và muộn.

- NĐTN sớm: Xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, với biểu hiện chủ yếu là tình trạng nôn mửa rất nặng.

- NĐTN muộn: Xảy ra ở 3 tháng cuối. Có khoảng 10% các bà mẹ mang thai bị nhiễm độc thai nghén muộn, với các triệu chứng sau:

+ Cao huyết áp (phải đo huyết áp đều đặn trong mỗi lần khám thai mới xác định được chắc chắn).

+ Phù nề ở chi dưới hoặc phù toàn thân.

Nhiễm độc thai nghén trong thai kì - 1

Nhiễm độc thai kì có thể gây ra nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi (Ảnh minh họa)

+ Trong nước tiểu có chất protein.

Nhiễm độc thai nghén muộn có thể ảnh hưởng tới cả con và mẹ:

- Thai có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí bị chết khi còn trong tử cung.

- Với người mẹ, cao huyết áp có thể dẫn tới tình trạng sản giật, nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả nếu qua được, vẫn có thể bị di chứng về sau như: bệnh cao huyết áp, viêm thận, mù mắt (do chảy máu đáy mắt), liệt nửa người (do tai biến mạch máu não)...

Cần đi khám thai thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng cho cả mẹ và con.

Theo BS Phó Đức Nhuận (Lao Động)
Nguồn:

Tin bài cùng chủ đề Ốm nghén