Nhiều phụ nữ mang “án tử” khi sắp làm mẹ

Ngày 18/07/2016 15:51 PM (GMT+7)

Thạc sĩ Lê Thị Yến – Khoa Nội 2, Bệnh viện K, Quán Sứ, Hà Nội cho biết bệnh nhân mang thai bị ung thư ở Bệnh viện K vẫn thường gặp. Với những bệnh nhân này, các bác sĩ thường rất cân nhắc khi điều trị.

Nhiều phụ nữ mang “án tử” khi sắp làm mẹ - 1

Ung thư ở người mang thai tiềm ẩn từ rất lâu. 

Nhiều phụ nữ bị ung thư khi mang thai

Chị Nguyễn Thị Y. Hoài Đức, Hà Nội không may bị ung thư vòm họng khi đang mang thai tháng thứ 5. Từ lúc mang thai, chị thấy mình hay bị sổ mũi rồi lại nghẹt mũi, chị hít vào đôi khi thấy có mùi rất hôi ở vùng vòm họng nhất là lúc khạc nhổ.

Chị đi kiểm tra, vợ chồng chết đứng khi bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vòm họng. Lúc này, bác sĩ khuyên chị nên đình chỉ thai nghén vì rất nguy hiểm, có thể mất cả mẹ lẫn con, thời gian của chị cũng chỉ còn được 2 tháng.

Lúc đó, chị nghĩ mình có thể chết còn con thì không nên kiên quyết giữ con. Các bác sĩ đành cho chị về điều trị ngoại trú chỉ có sử dụng các thuốc giảm đau ít ảnh hưởng đến thai nhi. Đến nay, con gái chị Y. đã lớn, hàng tháng chị vẫn đến Bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ của mình. Nhưng trường hợp may mắn như chị không phải là nhiều.

Những trường hợp như của chị Y. ghi nhận rất ít. Câu chuyện của chị Trần Thị Nga ( Đồng Tháp) bị ung thư vú khi đang mang thai cháu đầu tiên. Khi mang thai chị tình cờ phát hiện có u cục ở ngực nên đi kiểm tra. Mọi kết quả xét nghiệm đều dương tính với ung thư vú. Lúc đó, dù rất hoang mang nhưng chị Nga vẫn được bác sĩ khuyên nên đình chỉ thai nghén vì bé đang ở quý đầu tiên, rất nguy hiểm nếu điều trị ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mẹ và của con. 

Chị Nga chấp nhận sự thật và tiến hành quá trình điều trị ung thư vú. Sau điều trị, chị Nga cũng được bác sĩ tư vấn sau 5 năm có thể sinh thêm con. 

Với những bệnh nhân phát hiện ung thư trong thời gian mang thai, các bác sĩ thường khuyên nên cân nhắc. Việc đình chỉ để điều trị hay vẫn giữ con là quyền của người bệnh nhưng trong từng trường hợp mới có thể giữ lại con.

Anh Trần Văn Đạm trú tại Bình Long, Bình Phước tâm sự về câu chuyện về người vợ quá cố của anh. Anh Đạm kết hôn muộn lúc đó vợ chồng anh ngoài 30 tuổi. Niềm vui đến khi vợ anh mang thai. Nhưng trong thời gian đó chị thường xuyên bị ốm nên anh chị đưa đi kiểm tra. Lúc đó bác sĩ cho biết chị bị bệnh rất nặng phải đình chỉ thai nghén để chữa bệnh. 

Vợ anh kiên quyết giữ lại em bé nhưng đến tuần 13 của thai kỳ, chị không giữ được con. Sau khi sảy thai, vợ anh suy nghĩ nhiều dẫn đến bệnh nặng hơn và chị qua đời 2 tháng sau đó vì bạch cầu cấp.

Dè dặt trong điều trị

Thạc sĩ Yến cho biết ung thư vú, ung thư hạch, ung thư máu ở bệnh nhân mang thai là nhiều nhất và tỷ lệ thành công cũng tốt hơn.

Bệnh ung thư là một bệnh tồn tại trong cơ thể rất lâu chứ không phải ngày một, ngày hai là mắc ngay, thạc sĩ Yến cho biết khi mang thai các hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm nên làm cho bệnh ung thư tiến triển nhanh hơn và có biểu hiện dễ hơn. Thời điểm này, có những bệnh nhân bị ung thư hạch do họ sờ thấy hạch, ung thư vú do sờ thấy u ở vú. Nhưng với một vài bệnh ung thư khác thì việc phát hiện khó hơn.

Theo bác sĩ Yến, ới bệnh nhân ung thư đang có thai, ở giai đoạn quý 1 và quý 3 của thai kỳ các bác sĩ rất ít can thiệp vì nguy hiểm cho sản phụ. Các bác sĩ thường can thiệp ở quý thứ 2 của thai kỳ vì thời điểm này việc điều trị ít ảnh hưởng đến em bé nhất.

Trong điều trị ung thư cho những bệnh nhân đang mang thai tiên lượng dè dặt, bác sĩ cũng không mạnh dạn sử dụng các phác đồ cho người bình thường được. Họ phải cân nhắc các loại hoá chất nhẹ, không ảnh hưởng đến em bé hay các loại thuốc giảm đau ít tác dụng phụ nhất. Điều quan trọng, thạc sĩ Yến cho biết điều trị thành công hay không phải do bệnh nhân có chấp nhận điều trị hay không. Bác sĩ Yến cho biết.

Khi mang thai, dù bệnh ung thư không di truyền, và chưa có thông báo nào cho rằng mẹ mang thai có thể gây ra các đột biến gen cho trẻ - là yếu tố gây ung thư ở trẻ em nhưng nếu bà mẹ mang thai, đứa trẻ thường yếu hơn những trẻ khác vì dinh dưỡng bị ảnh hưởng trong cả quá trình mang thai.

Thạc sĩ Yến cho biết không có biện pháp nào ngừa ung thư được nên người bệnh loại bỏ các yếu tố dự phòng. Với ung thư vú, chị em vẫn nên có thói quen tự kiểm tra kể cả khi mang bầu, khi có hạch bất thường phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Theo Phương Thuý
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu