Những điều “tưởng vậy mà không phải vậy” mẹ bầu cần biết

Ngày 24/04/2015 08:00 AM (GMT+7)

Cùng điểm qua những lầm tưởng của mẹ bầu từ trước đến nay trong vấn đề bảo vệ sức khỏe thai kỳ nhé!

Đối với mẹ bầu, nhất là những mẹ mang thai lần đầu, 40 tuần thai là khoảng thời gian mẹ có rất nhiều thay đổi cả về ngoại hình, tính cách lẫn nếp sinh hoạt khiến mẹ không khỏi bỡ ngỡ và lúng túng. Tuy nhiên, nếu biết thu thập thông tin, kinh nghiệm cho bản thân thông qua sách báo, người thân, chuyên gia tư vấn sẽ giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều trong việc xây dựng một thai kỳ khỏe mạnh. Đầu tiên, cùng điểm qua những lầm tưởng của mẹ bầu từ trước đến nay trong vấn đề bảo vệ sức khỏe thai kỳ nhé!

Thuốc bổ và lầm tưởng “thần dược”

Những điều “tưởng vậy mà không phải vậy” mẹ bầu cần biết - 1

Với mong muốn con mình sau này sẽ khỏe mạnh, thông minh và cũng lo sợ chế độ ăn huống hàng ngày dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nên nhiều mẹ bầu quyết định uống thêm thuốc bổ. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, các loại thuốc bổ như vitamin và khoáng chất đều cần được cân nhắc, xem xét kỹ về liều lượng và thành phần trước khi sử dụng. Ví dụ vitamin A cần thiết cho thai kỳ nhưng nên dùng liều thấp hơn 5.000 UI/ngày; nếu sử dụng quá 10.000 UI/ngày thì dễ bị sẩy thai, có thể gây dị dạng ở mặt, đầu, tim và hệ thần kinh thai nhi. Đối với canxi, mẹ cần một lượng từ 800 – 1,500 mg canxi/ ngày tùy theo từng giai đoạn. Nếu mẹ bầu dung nạp một lượng canxi quá cao sẽ gây nên thừa canxi và vôi hóa nhau thai. Hay với axit folic – một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh; mẹ bầu cần 600mcgDFE /ngày. Không nên tùy tiện sử dụng thuốc bổ, mẹ nên tư vấn ý kiến bác sĩ nhé!

Ớt cay và “kịch tính” của món ăn

Những điều “tưởng vậy mà không phải vậy” mẹ bầu cần biết - 2

Do những thay đổi vị giác trong thai kỳ, mẹ bầu thường thích ăn ớt hơn bao giờ hết, bởi ớt giúp họ cảm thấy ngon miệng, giúp loại trừ được cảm giác dẫn đến những cơn nôn oẹ khó chịu do chứng ốm nghén đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho vài lát ớt vào món ăn để góp thêm hương vị, bởi nếu không cẩn thận mà ăn quá nhiều và liên tục ớt trong thai kỳ, capsaicin - hoạt chất có tác dụng gây tê trong ớt sẽ gây ức chế hệ thần kinh thai nhi, khiến hệ thần kinh bé có thể bị liệt hoặc dị tật. Mẹ hãy nhớ rằng những thói quen ăn uống của mẹ bầu có tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Vậy nên, để thiên thần nhỏ có một khởi đầu tốt đẹp ngay từ thế giới bên trong bụng mẹ thì hãy cố gắng “hi sinh” một vài sở thích cũng như thói quen ăn uống có thể gây nên tác động xấu cho bé, mẹ nhé!

Trứng ngỗng và chuyện con thông minh

Theo dân gian truyền miệng, trứng ngỗng được xem là một trong những thực phẩm góp phần giúp bé thông minh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao, không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Thậm chí, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều. Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. ác chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, choline, axit folic, axit béo… trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Với 2 ly Enfamama A+ mới mỗi ngày, mẹ có thể an tâm được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng gồm hàm lượng cao DHA 100mg, đầy đủ Choline, A-xít folic, và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như Canxi, Sắt, chất xơ….giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng của mẹ và cho mẹ thời kỳ mang thai khỏe mạnh.

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác