“Tập 2” chắc gì đã dễ

Ngày 07/12/2013 09:14 AM (GMT+7)

Cùng khám phá những bí mật trong lần mang thai thứ 2 mà mẹ chưa hề biết.

Nhiều mẹ bầu cho rằng, vì mình đã có kinh nghiệm sinh nở nên lần sinh thứ 2 sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các chị lưu ý rằng, điều kiện sống, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé ở mỗi thời điểm không giống nhau nên lần sinh thứ 2 vẫn có rất nhiều điểm khác biệt so với lần đầu.

Mẹ cảm nhận bé sớm hơn

Sự khác biệt đầu tiên khi mang thai “tập 2” chính là mẹ sẽ cảm nhận được sự dịch chuyển của bé sớm hơn rất nhiều so với lần đầu tiên có bầu. Những người lần đầu làm mẹ thường cảm nhận được việc bé con đang hoạt động trong bụng mẹ khi bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngược lại, khi bước vào tháng thứ 4 của lần mang thai sau, các chị đã cảm nhận được những cử động nhỏ bé của thai nhi

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, bé con chỉ có cử động một cách nhẹ nhàng vào thành tử cung của mẹ, những cử động này thường không rõ ràng. Những chị em chưa có kinh nghiệm mang thai còn nhầm tưởng sự di chuyển của bé là do bụng chướng khí nên sôi bụng.  Nhưng các  bà mẹ đã có kinh nghiệm rồi thì họ rất vui mừng khi biết rằng, con yêu đang lớn dần khỏe mạnh.

“Tập 2” chắc gì đã dễ - 1
Sự khác biệt đầu tiên khi mang thai “tập 2” chính là mẹ sẽ cảm nhận được sự dịch chuyển của bé sớm hơn. (ảnh minh họa)

Xuất hiện bụng bầu sớm và to nhanh hơn

Việc đã từng mang bầu khiến tử cung của mẹ bầu to hơn, trong khi đó cơ bụng mất đi độ căng. Vòng eo của chị em cũng lớn hơn trước nên bụng bầu sẽ to nhanh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu cần chuẩn bị quần áo bầusớm hơn trước.

Bụng bầu của các mẹ sẽ thấp hơn

Do việc đã từng mang thai khiến cơ bụng bị kéo dãn , do đó khi mang bầu lần 2, bụng bầu có xu hướng thấp hơn nhiều so với lần đầu. Điều này giúp chị em ăn uống dễ dàng và hô hấp cũng tốt hơn so với lần đầu có em bé. Nhược điểm duy nhất là mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên sớm hơn , đồng thời có cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu do bàng quang phải chịu  áp lực từ bụng bầu đè lên.

Để hạn chế điều này, mẹ bầu nên chịu khó luyện tập bài tập Kegel , giúp tăng cường cơ bắp vùng chậu.

Cách thực hiện: Co chặt vùng cơ cửa âm đạo và tiết niệu bằng cách thót người. Mỗi lần giữ chặt khoảng 10 giầy, lặp lại như vậy 10 lần. Việc luyện tập này rất đơn giản, chị em có thể làm bất kể ở đâu, đang ngồi xem ti vi, nấu ăn hay ngồi tại văn phòng làm việc…vì chẳng ai có thể phát hiện bạn đang tập Kegel.

Ngoài ra, khi bụng bầu hạ thấp cũng khiến chị em thấy đau lưng nhiều hơn. Nếu cơn đau kéo dài hoặc thường xuyên xuất hiện, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp. Để hạn chế đau lưng mẹ bầu nên:

- Không nâng vật nặng hoặc cúi lưng xuống

- Khi đứng, ngồi  thẳng lưng

- Khi nằm, có thể kê gối cao và gác chân lên

- Nếu thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là mẹ bầu làm việc văn phòng thì nên hạ thấp ghế.

Trở dạ nhanh hơn

Thông thường các bà mẹ sinh con so thường có thời điểm điểm sinh không được chính xác lắm, kể cả khi bạn được bác sĩ dự báo ngày sinh trước đó. Còn với bà mẹ sinh con dạ thường sinh đúng ngày dự kiến, quá trình trở dạ cũng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn lần sinh đầu.

Nguyên nhân là do, cơ thể của chị em đã trải qua quá trình sinh nở một lần, cổ tử cung đã bị kéo giãn, mất đi độ đàn hồi ban đầu nó có vì vậy cổ tử cung cũng mở sớm hơn.

Bụng bầu tụt thấp có thể là dấu hiệu giúp những người lần đầu làm mẹ nhận biết sắp tới ngày sinh. Tuy nhiên, với các em bé “tập 2” chuyện tụt bụng là điều bình thường khiến nhiều chị em chủ quan. Lúc này mẹ bầu nên quan sát nếu thấy ngực không chạm vào phần trên của bụng thì có nghĩa thai nhi đã tụt xuống sâu và sắp tới ngày sinh nở của bạn.

Với các sản phụ những cơn co thắt sau sinh của lần thứ 2 thường đau hơn vì cơ tử cung của lần sinh trước đã bị căng ra nên lần này nó phải làm việc mạnh hơn để trở lại kích thước bình thường.

“Tập 2” chắc gì đã dễ - 2
Với các em bé “tập 2” chuyện tụt bụng là điều bình thường. (ảnh minh họa)

Cảm thấy thai kỳ trôi qua nhanh hơn

Lần đầu làm mẹ khiến chị em dồn mọi sự chú ý, lo lắng cho con yêu nên thấy rằng việc mang thai lâu quá, biết đến bao giờ mới được gặp con thực sự đây. Tuy nhiên, khi đã là bà mẹ đã có một con cùng nhiều việc phải chăm lo cho gia đình, các chị sẽ thấy rằng chớp mắt một cái mà đã được ôm con rồi đấy.

Tập 2 khiến mẹ bầu có thể mệt mỏi hơn trước nguyên nhân chủ yếu phần nhiều là do các chị bận bịu với việc chăm sóc “đứa ở ngoài” đồng thời với “đứa ở trong”.

Những mẹo nhỏ sau có thể giúp chị em giảm bớt những vất vả trong việc chăm sóc gia đình:

1. Mẹo vặt chăm sóc con

Có thể bé lớn sẽ bắt mẹ phải bế vào giường, bế bé vào toilet. Cách tốt nhất là mẹ nên kê một chiếc ghế thấp để bé tự trèo, tuy nhiên vẫn cần có sự kiểm soát của mẹ bên cạnh.

Khi tắm cho các bé nên tắm đứng thay vì tắm trong chậu, mẹ sẽ hạn chế phải ngồi xổm.

Nếu bé muốn mẹ bế, ngồi trong lòng mẹ, cách tốt nhất là mẹ nên ngồi trên ghế và để thõng chân xuống dưới, sau đó mới bế bé.

Nếu chị em cảm thấy bụng bầu gây khó khăn trong việc đi lại làm việc hàng ngày thì nên cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho mẹ bầu như đồ lót chuyên dụng, gen hỗ trợ nâng bụng cho bà bầu.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, việc bổ sung dinh dưỡng  một cách đầy đủ trong giai đoạn này rất quan trọng để duy trì mức năng lượng cho cả ngày dài.

Chị em có thể chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ hơn, kèm theo đó là các bữa ăn phụ. Các loại thực phẩm cần bổ sung thường xuyên như: sữa chua ít béo, phô mai, cà rốt, cần tây, trái cây tươi rất có lợi trong việc cân bằng năng lượng mỗi ngày cho mẹ bầu.

Ngoài ra, chị em vẫn nên duy trì đều đặn uống sữa 4 lần/ngày, các thực phẩm giàu canxi hoặc vitamin tổng hợp dành cho bà bầu.

3. Tập thể dục đều đặn

Ngoài việc ăn uống lành mạnh, việc tập thể dục đều đặn sẽ duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần cho các mẹ bầu.

Các hoạt động thể chất sẽ hỗ trợ quá trình bơm máu đến tim,  não, đồng thời duy trì lượng oxy đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy nếu chị em đang cảm thấy buồn ngủ thì có thể đứng lên tập một vài động tác thể dục đơn giản để tinh thần tỉnh táo hơn nhé.

Hàng ngày, dù bận rộn nhưng chị em nên dành 15-20 phút đi bộ, đi dạo. Hoặc đơn giản là sau khi ngồi máy tính quá lâu thì nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng tại chỗ.

Giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng với mẹ bầu, các chị hãy tranh thủ nghỉ ngơi hoặc chợp mắt nếu có thể.

Thanh Lê ( Theo Parent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hạnh, 32 tuổi, chưa có ý định kết hôn song lo khi gặp được ý trung nhân thì đã quá tuổi sinh con, quyết định đến bệnh viện trữ đông trứng.

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu