Thể thao có lợi cho mẹ bầu

Ngày 27/01/2013 14:20 PM (GMT+7)

Không chỉ tăng cường sức khỏe, mẹ bầu còn có cơ hội giảm cân nhanh hơn sau sinh.

Qúa trình "vượt cạn" đòi hỏi mẹ bầu cần phải có một sức khỏe dẻo dai. Chình vì vậy việc rèn luyện thể chất cho mẹ bầu là một việc làm cần thiết và không nên bỏ qua.

Những lợi ích cho mẹ bầu:

-    Mau chóng phục hồi sau khi sinh. Lấy lại vóc dáng trước đây cũng nhanh hơn.

-    Những cơn đau lưng, đau do giãn tĩnh mạch của giảm bớt.

-    Tránh hiện tượng tăng cân quá mức.

Thể thao có lợi cho mẹ bầu - 1

Yoga là môn thể dục được nhiều mẹ bầu chọn lựa. (Ảnh minh họa)

Những lưu ý an toàn:

-  Trước khi quyết định tập một môn thể thao nào đó khi đang mang thai, mẹ bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng mang thai của bản thân. Từ đó, lựa chọn môn thể thao phù hợp.

-   Nếu bạn vẫn tiếp tục tập ở lớp tập thể dục trước đây thì hãy nói với huấn luyện viên rằng bạn đang có bầu.

-    Tránh tập thể dục nào khi các khớp xương đang căng cứng.

-    Bỏ các động tác đứng lên ngồi xuống sau khi thai được 16 tuần.

Thể thao có lợi cho mẹ bầu - 2

Có chế độ tập luyện thích hợp, đừng ham mê quá. (Ảnh minh họa)

-    Đừng quá hăng say luyện tập. Điều đó sẽ làm mẹ bầu mất nhiều sức.

-    Không tập thể dục nhiều hơn 3 lần/ tuần.

-   Đừng để nhịp tim của bạn vượt quá 140 nhịp /phút nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc 30 hoặc 120 phút nếu bạn trên 40 tuổi.

-   Thời gian tập tối đa là từ 15 - 30 phút tập thể dục mỗi phiên nếu bạn đã phù hợp, 15 phút nếu bạn không.

-    Không nên để cơ thể cảm thấy quá nóng bức. Nếu ra mồ hôi và khát nước, uống nước từ từ.

-    Sau tuần thai 16, không tập các bài tập phải cử động vùng lưng nhiều.

Thận trọng:

-    Hoàn toàn bỏ hoặc tránh đến những nơi có các môn thể thao như  bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ, judo, cưỡi ngựa, khúc côn cầu, trượt tuyếtvà lướt ván. Chúng có thể gây nguy hiểm và làm bà bầu bị thương.

Thể thao có lợi cho mẹ bầu - 3
Bà bầu cần có những vật dụng luyện tập phù hợp. (Ảnh minh họa)

Khi nào ngừng tập ?

Bất cứ chế độ tập luyện nào khiến bạn thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc bị bệnh thì dừng tập.

Cần tới ngay bệnh viện để thăm khám khi gặp các trường hợp:

-  Có hiện tượng chảy máu vùng kín.

-  Rò rỉ chất lỏng từ âm đạo.

-  Có bất kỳ cơn đau bụng nào

Một số trường hợp cần lưu ý khi quyết định tập thể dục như: có tiền sử sinh non, tăng huyết áp, sinh khó, đang điều trị bệnh.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tập luyện trong thai kì