“Trực tiếp” một ca sinh thường

Ngày 26/04/2014 10:13 AM (GMT+7)

Sau những cơn đau tưởng như “chết đi sống lại”, mẹ hạnh phúc bế bồng con yêu trên tay, thật tuyệt vời!

Những cơn đau đẻ dường như khiến người mẹ quỵ ngã nhưng chính trong những cơn đau mạnh mẽ nhất, niềm hạnh phúc như vỡ òa đó là sự xuất hiện của đứa con. Sinh thường là như thế đó, người mẹ sẽ phải chịu những cơn đau như “chết đi, sống lại” nhưng sau sinh, mẹ đẻ thường phục hồi rất nhanh. Bé sinh ra bởi mẹ đẻ thường cũng được chứng minh là khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Đó chính là lý do vì sao hàng nghìn, hàng vạn mẹ bầu trên thế giới vẫn chọn đẻ thường để đón con yêu chào đời.

Mẹ bé Edward là một trong số vô vàn sản phụ khác trên thế giới đã dũng cảm chọn đẻ thường để đón con trai chào đời. Trước khi sinh nở, vợ chồng cô đã lên kế hoạch sẽ nhờ người thân chụp lại tất cả quá trình sinh nở của mình và khi xem lại tất cả bộ ảnh này, chúng ta như đang chứng kiến tận mắt quá trình bé Edward ra đời như thế nào?

Hãy cùng theo chân bà mẹ Trung Quốc này đi đẻ nhé!

Giai đoạn chuyển dạ

07:35: Sản phụ bắt đầu thấy xuất hiện những cơn đau đẻ nên đã đến bệnh viện.

8:00: Sau khi đến bệnh viện và được bác sĩ kiểm tra, cổ tử cung của bà mẹ trẻ đã mở được 2 phân.

8:30: Sản phụ được đưa vào phòng siêu âm thai.

10:30: Những cơn đau chuyển dạ chính thức bắt đầu

Giai đoạn sinh nở

12:30: Y tá đến khám cho sản phụ để xác định mức độ của những cơn đau đẻ.

12:48: Những cơn đau đẻ xuất hiện 5 phút một lần.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 1

12:53: Bác sĩ khám lại lần nữa và nói cổ tử cung đã mở được 8 phân

12:55: Ekip đỡ đẻ chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ và vệ sinh, khử trùng tay trước khi ca sinh nở bắt đầu.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 2

12.58: Ekip đỡ đẻ đã chuẩn bị xong

13.01: Sản phụ đã đồng ý rạch tầng sinh môn để phục vụ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 3

Thủ thuật rạch tầng sinh môn:

Rạch tầng sinh môn là một thao tác dạng cắt (rạch) vùng da từ âm đạo hướng xuống dưới hậu môn - còn gọi là vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) để tạo đường rộng cho em bé chui ra.

Rạch tầng sinh môn giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn và hạn chế rách âm đạo do rặn đẻ, nhất là trong lần sinh nở đầu tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng, thủ thuật này giúp người mẹ tránh những rắc rối về sau như tình trạng tiểu không kiểm soát.

Dù thủ thuật rạch có thể gây chảy máu khi chuyển dạ, kéo dài thời gian đau khi phục hồi nhưng phương pháp này giúp vùng kín sẽ ít rách hơn ở lần sinh sau. Ngoài ra, thai phụ được rạch sẽ tránh được những vết rách nghiêm trọng (có thể là rách trực tràng). Không những thế, khi bị rách tự nhiên, vùng kín sẽ phục hồi chậm, bị đau nhiều hơn và khả năng đàn hồi ở các cơ xương chậu cũng kém hơn.

13.03: Bác sĩ đã tiếp cận được với đầu em bé.  

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 4

13.04: Đầu của em bé đã lọt ra khỏi cổ tử cung mẹ.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 5

13.07: Sau khi đầu em bé được đưa ra ngoài, giai đoạn thứ 2 của ca sinh nở bắt đầu.

13.08: Mẹ lại tiếp tục hít thở theo hướng dẫn của bác sĩ để cơ thể bé lọt ra khỏi cơ thể. Lúc này, cơ thể bé sẽ được bác sĩ xoay ngang khoảng 90 độ để dễ dàng cho việc lọt qua cửa âm đạo.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 6

13:14: Em bé đã chào đời an toàn và được các bác sĩ vệ sinh mũi, miệng để thông thoáng đường thở.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 7

13.15: Edward được cắt dây rốn và đưa vào phòng riêng để các y tá vệ sinh sạch sẽ.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 8

13.16: Giai đoạn cuối của ca sinh nở: nhau thai đã xổ ra.

13.18: Bác sĩ bắt đầu khâu vết rạch tầng sinh môn.

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 9

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 10

13.25: Em bé được bú dòng sữa đầu tiền của mẹ.

13.28: Hai mẹ con được chuyển về phòng hồi sức sau sinh

“Trực tiếp” một ca sinh thường - 11

Thái Nam (Theo WCH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh thường