Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn

Ngày 08/12/2015 00:06 AM (GMT+7)

Bất cứ người làm vườn nào đều mong tạo nên một nguồn cung cấp trái cây cực kỳ tươi ngay tại nhà. Với bất kỳ ai, họ đều mong có thể hái được những loại quả ngon, chất lượng cao nhất dù chỉ trồng trong chậu.

Trồng cây tại nhà đòi hỏi sự đầu tư không hề ít về thời gian và tiền bạc, nhưng kết quả nhận được lại ngọt ngào. Đặc biệt khi trồng cây ăn quả trong chậu càng khó hơn so với trồng trực tiếp trong đất vườn do vùng rễ bị hạn chế nên phụ thuộc nhiều hơn vào lượng nước tưới và chất dinh dưỡng cung cấp. Và vào mùa đông, cây trồng chậu dễ bị lạnh hơn nên cần được bảo vệ. Mặc dù hầu hết trái cây nào cũng có thể trồng chậu nhưng dưới đây là ba loại dễ dàng cho bất kì ai mới tập trồng vườn bị bộ rễ dễ dàng thích hợp với không gian hẹp.

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 1

Vườn hồng đẹp như tranh của cô giáo Hà Giang

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 2

Trồng hành lá trong chai lên mơn mởn ngay tại nhà

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 3

Mẹ chi 3 triệu trồng tháp rau sạch 10 tầng cho con

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 4

Vườn rau sạch “3 năm tuổi” lúc lỉu khế, dưa, ổi... trồng chậu

1. Việt quất

Quả việt quất trồng dễ trong chậu. Cây ưa đất axit (pH đất lý tưởng của việt quất là giữa 4.5 và 5.5) nên phù hợp khu vực có đất phèn. Cây cho quả chín từ cuối tháng Sáu đến tháng Tám, tùy thuộc vào giống và thời tiết. Thế nhưng, khi trồng việt quất thì nhà luôn đẹp cả bốn mùa - ra hoa vào mùa xuân, kết quả vào mùa hè, lá chuyển màu dần vào mùa thu và đỏ rực khi đông sang. 

Chậu trồng: Cây việt quất sống lâu năm và phát triển hệ thống rễ sâu rộng. Chậu trồng việt quất cần đường kính ít nhất 55 cm và sâu 45 cm.

Đất: Đất trộn than bùn sẽ tạo ra tính axit gần nhất với yêu cầu của việt quất.

Ánh sáng: Nơi trồng việt quất cần nhận được ít nhất 6 giờ sáng ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 5

Nước: quả việt quất ưa ẩm nên đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào giữa mùa hè khi thời tiết nóng và trái cây vào độ chín.

Phân bón: Bón phân cho việt quất vào đầu mùa xuân và một lần nữa vào đầu tháng Sáu.

2. Dâu tây

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 6

Giống dâu tây thân thảo này dù trồng chậu cũng cho năng suất cao và hương vị tươi ngon. Dâu tây chia làm bốn nhóm:

- June-bearing cho vụ lớn vào khoảng tháng Sáu, chín vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, tùy thuộc vào khí hậu. Loại dâu này thích hợp cho những gia đình thích lưu trữ được lâu, nhưng hương vị không ổn định.

- Everbearing là loại chịu nhiệt nhất, với hai vụ vào tháng Sáu và một vụ nhỏ hơn vào cuối hè.

- Day-neutral cho rải rác nhiều lượt quả nhỏ từ cuối xuân đến đầu thu. Quả nhỏ hơn so với June-bearing nhưng thu hoạch gần như không ngừng nghỉ kéo dài trong nhiều tháng nữa.

- Alpine berries: hay còn gọi là dâu tây rừng. Chúng rất dễ trồng, không đòi hỏi chăm sóc quá nhiều. Trái cây nhỏ, cho vị thơm đậm từ cuối mùa xuân đến mùa thu. Dâu tây Alpine có thể trồng xen giữa các cây khác trong giò treo.

Trồng việt quất, dâu tây trong chậu: Không thể đơn giản hơn - 7

Chậu trồng: Chậu trồng dâu tây có đường kính 45cm có thể trồng được từ 10-12 bụi dâu.  Chiều sâu của chậu khoảng 25cm là vừa phải.

Đất: Dâu tây cần loại đất thoát nước tốt để tránh thối rễ. 

Ánh sáng: Dâu tây cần trồng ở vị trí nhận được ít nhất là 8 giờ nắng mỗi ngày để cho ra quả đỏ và ngọt. 

Nước: Do rễ nông nên dâu tây cần phải được tưới nước thường xuyên. 

Phân bón: Bón phân Ni-tơ vào đầu mùa xuân, cuối mùa xuân, và giữa mùa hè.

Chú ý: Giống dâu ngon nhất trong vòng 2-3 năm đầu và thoái hóa dần những năm tiếp theo. Khi cây đã thoái hóa giống cần thay thế và trồng lứa mới.

Thạch Thảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan