Nàng dâu ơi đừng hoảng, mẹ chồng trên phim chỉ là "tổ hợp của hàng triệu mẹ chồng VN" thôi!

Ngày 07/04/2017 19:32 PM (GMT+7)

Có không ít ý kiến quan ngại cho rằng, việc phim Sống chung với mẹ chồng miêu tả quá dữ dội cuộc chiến mẹ chồng – nàng dâu sẽ khiến các cô gái trẻ hiện đại dễ nản lòng “chùn chân” trước cánh cửa hôn nhân.

Có thể nói chỉ sau 2 tập được trình chiếu, Sống chung với mẹ chồng đã trở thành từ khóa hot với đại bộ phận phụ nữ Việt Nam. Trên trang fanpage chính thức của phim, cứ mỗi giờ đều có hàng nghìn lượt like cũng như bình luận của khán giả. 

Tuy nhiên điều bất ngờ hơn cả là mặc dù bị “kêu gào” trước giờ phát sóng song nhân vật bà mẹ chồng của NSND Lan Hương "Bông" lại bất ngờ nhận được sự bênh vực của đông đảo cư dân mạng – trong đó có không ít chị em đã lập gia đình. Đặc biệt, chi tiết mẹ bám theo hai con đi sắm nhẫn cưới, mua chăn ga gối đệm là tình huống khiến khán giả chia hai phe ra tranh luận nhiệt tình.

Nàng dâu ơi đừng hoảng, mẹ chồng trên phim chỉ là amp;#34;tổ hợp của hàng triệu mẹ chồng VNamp;#34; thôi! - 1

Một trong những phản hồi được yêu thích nhiều nhất là ý kiến của Facebooker Thom Nguyen: “Haizzz, tính ra thì kịch bản như vậy cũng không thể trách mẹ chồng được. Mới đầu mình tưởng là tiền cưới như chụp hình, nhẫn, chăn ga là do tiền của 2 vợ chồng nên chuyện mẹ chồng can thiệp là vô duyên. Nhưng hóa ra là tiền của bố mẹ chồng, nếu vậy thì mẹ chồng đòi can thiệp là phải rồi. 

Như mình nhé, mẹ chồng cho cái gì thì là của bà tự chọn, đâu có quyền đòi hỏi. Nếu đã muốn tự lập thì phải tự lập hẳn, chứ nửa mùa vậy ai mà chịu. Muốn gì thì tự bỏ tiền ra, chả ai làm gì, chứ tiền người ta mà cứ đòi theo ý mình thì cũng kì.”

Chưa hết, nếu theo dõi trên nhiều hội yêu phim khác khi tranh luận về Sống chung với mẹ chồng, có thể dễ dàng bắt gặp một lượng lớn phản hồi về việc cặp đôi Thanh (Anh Dũng) - Vân (Bảo Thanh) cầm tiền của bố mẹ đi mua sắm đồ cưới. Vốn sẵn ác cảm với mẫu đàn ông “công tử bột” nhu nhược, khán giả càng kịch liệt "ném đá" anh chồng khi chứng kiến nhân vật ăn nói vụng về, vô tình châm ngòi cho ngọn lửa mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu bùng lên dữ dội.

Nàng dâu ơi đừng hoảng, mẹ chồng trên phim chỉ là amp;#34;tổ hợp của hàng triệu mẹ chồng VNamp;#34; thôi! - 2

Xét một cách công bằng, bản thân Thanh hay Vân đều là hình mẫu đại diện tiêu biểu cho lớp trẻ bây giờ, dù ra ngoài xã hội giỏi giang bao nhiêu thì về nhà lại thiếu kỹ năng và kinh nghiệm đối nhân xử thế, hòa hợp với người thân bấy nhiêu. Cả hai đều là con cưng, được cha mẹ bao bọc quá nhiều nên tâm lý sống khá ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ và lo cho mình. Thế nên, khi về chung sống một nhà với bà mẹ khó tính, thì việc nảy sinh xung đột là điều tất yếu.

Bên cạnh đó có không ít ý kiến quan ngại cho rằng, việc phim miêu tả quá dữ dội cuộc chiến mẹ chồng – nàng dâu sẽ khiến các cô gái trẻ hiện đại dễ nản lòng “chùn chân” trước cánh cửa hôn nhân. Tuy vậy, nếu nhìn rộng ra, khán giả có thể thấy rằng, thực chất hình mẫu như bà Phương (NSND Lan Hương) chỉ là tổng hòa sự “tai quái” của hàng triệu bà mẹ chồng Việt Nam từ xưa tới nay.

Nàng dâu ơi đừng hoảng, mẹ chồng trên phim chỉ là amp;#34;tổ hợp của hàng triệu mẹ chồng VNamp;#34; thôi! - 3

Không thể phủ nhận, bà Phương là mẫu người cổ hủ, gia trưởng và sống theo quan niệm cũ (con trai là nhất, luôn tìm cách bới móc con dâu mới về, sống tằn tiện…). Nhưng bà trước hết là một người mẹ rất mực thương con, cũng vì mải bao bọc con nên mới có chuyện can thiệp quá sâu vào đời tư của cặp đôi mới cưới.

Ở ngoài đời thực, những cảnh mẹ chồng vì tiết kiệm tiền cho con, tham mua đồ rẻ lỗi mốt, hay ác cảm khi thấy nàng dâu tương lai dễ dãi, sẵn sàng lên phòng riêng của người yêu ôm hôn… ta đều có thể bắt gặp ở vô số bà mẹ phương Đông. Câu tổng kết “Vợ chỉ là một đứa con gái xa lạ từ nơi khác đến, không lấy đứa này thì lấy đứa khác” hẳn đã khiến không ít cô gái trẻ hoảng hốt, nhưng thực tế, đây vốn là quan điểm tồn tại từ xưa ở các gia đình Việt Nam.

Nàng dâu ơi đừng hoảng, mẹ chồng trên phim chỉ là amp;#34;tổ hợp của hàng triệu mẹ chồng VNamp;#34; thôi! - 4

Ngay cả tình huống mẹ chồng xông vào phòng tân hôn ở cuối tập 2 Sống chung với mẹ chồng, không cho con dâu “đè đầu cưỡi cổ” con trai cũng là một nét khai thác rất duyên của biên kịch. Với người trẻ, tình huống này khiến họ cảm thấy ngán ngẩm muốn ‘cạn lời’. Tuy nhiên, với những người có tuổi thì phân cảnh này lại… chẳng có gì bất thường. Bởi lâu nay, tư tưởng không cho vợ nằm trên trong quan hệ vợ chồng vốn đã thâm căn cố đế trong lòng các cụ, chỉ có đàn bà "hư hỏng mất nết" mới làm như thế.

Do đó, hành động của bà Phương có thể hiểu được là xuất phát từ tư duy chịu ảnh hưởng từ những lề thói cũ. Lời dặn gay gắt “Tuyệt đối không được phép để đàn bà con gái đè đầu cưỡi cổ mình nhớ chưa? Rồi sau này sẽ không ngóc cổ lên được đâu!” không chỉ mang lại tiếng cười mua vui mà thông qua đó, đã phản ánh được khoảng cách rất lớn trong suy nghĩ và cách sống giữa hai thế hệ.

Nàng dâu ơi đừng hoảng, mẹ chồng trên phim chỉ là amp;#34;tổ hợp của hàng triệu mẹ chồng VNamp;#34; thôi! - 5

Khép lại bài viết này, xin mượn ý kiến của bạn Ngoc Quach: “Xem mới thấy nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.. Từ những cái mâu thuẫn rất nhỏ nhưng tạo ra bi kịch rất lớn khi ai cũng chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, cảm xúc riêng của mình, không đặt mình vào người khác mà nghĩ, phim đúng là thấy toàn cái nhỏ nhặt nhưng rất thực tế trong các gia đình. Rút ra được bài học cho chính bản thân mình.”

Minh Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề NSND Lan Hương