Bộ 3 thái giám đầy quyền lực, ai ai cũng phải kinh sợ trong lịch sử Việt

Ngày 27/07/2017 10:12 AM (GMT+7)

Ba vị thái giám này đều là những nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc.

Lý Thường Kiệt - Nguyên nhân tịnh thân vẫn là một ẩn số

Lý Thường Kiệt là một trong những thái giám đời nhà Lý có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đầu tiên viết ra tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà. Ngày nay người Việt coi ông là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Tuy được rất nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ tài năng và những công trạng mà ông lập được cho đất nước, nhưng cũng có không ít kẻ khinh thường chỉ vì nguyên nhân, ông là một thái giám.

Bộ 3 thái giám đầy quyền lực, ai ai cũng phải kinh sợ trong lịch sử Việt - 1

Cho đến nay, nguyên nhân khiến Lý Thường Kiệt tịnh thân vẫn là một ẩn số.

Sử sách cho biết, thời trẻ, Lý Thường Kiệt có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này. Song, trước khi lấy Hồng Hạc, Thái tử Nhật Tôn đã được cảnh giác về việc họ Dương lộng quyền, có thể dẫn đến cướp ngôi vua, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc vì lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương.

Do Dương Hồng Hạc không hề được chồng đoái hoài tới nên bà muốn nhờ người tình cũ là Lý Thường Kiệt giúp thái tử Nhật Tôn ở Đông cung, để được “ban hồng ân”. Có lẽ vì lo cho hậu vận nhà Lý, Thường Kiệt đã không nhận lời giúp đỡ Hồng Hạc. Đó có thể là lý do khiến ông bị Hồng Hạc và Hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung.

Cho đến nay, nguyên nhân khiến Lý Thường Kiệt tịnh thân vẫn là một ẩn số chưa giải đáp hết. Nhưng dù sao đi nữa, ông vẫn là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy, luôn được triều đình tin tưởng và kính nể. 

Bộ 3 thái giám đầy quyền lực, ai ai cũng phải kinh sợ trong lịch sử Việt - 2

Lê Văn Duyệt - Thái giám bẩm sinh

Sử cũ chép rằng, Lê Văn Duyệt được coi là hoạn quan nhưng ngay khi mới sinh ra, ông đã là người thuộc loại ái nam ái nữ, chứ không phải chịu hoạn...

Lê Văn Duyệt có tổ tiên là người huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; cha là Lê Văn Toại dời đến ở tỉnh Định Tường, sinh được 4 con trai. Duyệt là sinh ra là con trưởng nhưng bất hạnh thay, ông lại mang trong mình khiếm khuyết cơ thể, đó là bị thiếu bộ phận sinh dục.

Cuộc đời của Lê Văn Duyệt gắn bó chặt chẽ với Nguyễn Ánh - Gia Long. Ông cũng chính là một trong những công thần số một đã có công theo phò Vua khởi nghiệp triều Nguyễn từ những ngày còn lánh nạn Tây Sơn đến khi thống nhất và điều hành giang sơn.

Bộ 3 thái giám đầy quyền lực, ai ai cũng phải kinh sợ trong lịch sử Việt - 3

Ông đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Trong thời gian ở Gia Định, ông đã đề xuất với triều đình đào kênh Vĩnh Tế nhằm thoát nước, tiêu úng thay chua rửa phèn cho đồng ruộng. Công trình này có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và hiệu quả mang lại rất lớn cho cho đất nước đến hôm nay.

Thế nhưng tiếc rằng, sau khi ông mất, nhân vụ người con nuôi là Lê Văn Khôi khởi binh chống nhà Nguyễn, ông bị truy tội, mãi đến đời Tự Đức mới được phục hồi danh dự.

Hoàng Ngũ Phúc - Tiến thân từ hoạn quan

Lịch sử ghi nhận Hoàng Ngũ Phúc là võ tướng xuất thân từ hoạn quan, có tài kiêm văn võ và lập được nhiều chiến công hiển hách. 

Năm 1754, Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chiếm Thuận Hóa và Quảng Nam, dùng mưu lược chấp nhận kế giảng hòa của Nguyễn Nhạc, giữ vùng đất phía Nam được yên. Không những thế, ông còn có công mở mang đất đai Bắc Hà xuống phía nam, lần đầu tiên đánh bật Chúa Nguyễn khỏi Thuận - Quảng, khôi phục lại cương thổ như thời Lê Sơ, chấm dứt giai đoạn phân tranh Nam - Bắc kéo dài hơn 200 năm.

Bộ 3 thái giám đầy quyền lực, ai ai cũng phải kinh sợ trong lịch sử Việt - 4

Dù đã lập công với chúa Trịnh là đánh bại quân Tây Sơn, nhưng Hoàng Ngũ Phúc cũng khá thức thời. Vào tháng 7 năm 1775, cùng lúc bệnh dịch hoành hành, lại nghe tin Nguyễn Huệ thắng quân Nguyễn chiếm lại Phú Yên. Ông biết Tây Sơn đã đủ thực lực đứng vững, quân Trịnh không thể diệt được, nhất là khi quân của ông đi xa nhà đã mệt mỏi và phát dịch bệnh, nên ông đã phong chức cho Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”.

Biết mình không thể đương nổi việc quân nữa, tháng 9 năm đó ông bí mật bàn với các tướng rút quân về. Hai tướng văn là Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Lệnh Tân bàn nên rút về Quảng Nam và đặt quan trông giữ phần lãnh thổ chiếm được.

Vì bỗng dưng phát bệnh, Hoàng Ngũ Phúc giao lại thành Phú Xuân cho phó tướng Bùi Thế Đạt, còn mình dẫn đại quân về bắc, nhưng giữa đường ngả bệnh mà chết. Về điều này, các sử gia đương thời cho rằng, tiếc cho nhà Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc chết khi đang thắng thế, nếu không... rất có thể ông ta đã làm lịch sử Việt Nam thay đổi không ít.

LN (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử