Hôjô Masako, người đàn bà quyền uy nhất lịch sử Nhật Bản

Ngày 08/03/2016 05:18 AM (GMT+7)

Masako là một trong những người phụ nữ quyền uy nhất trong lịch sử Nhật Bản. Bà đã từng dùng mưu kế và quyền lực của mình thao túng cả nền chính trị và quân đội, nơi vốn thuộc về đàn ông từ cả ngàn năm nay.

Trong quá khứ, phụ nữ Nhật luôn có truyền thống kín tiếng và ít nói. Thời phong kiến, người phụ nữ Nhật đi lấy chồng không khác gì giúp việc cho gia đình nhà chồng. Họ thật sự là những con người cam chịu, bền bỉ, mặc dù phải chịu nhiều cực khổ.

Tuy nhiên, trong lịch sử nước Nhật cũng có không hiếm những người phụ nữ bằng tài năng và sắc đẹp của mình đã leo lên được đỉnh cao của danh vọng, làm khuynh đảo cả đất nước.

Nữ tu sở hữu quyền lực của Chinh di Đại tướng quân Hôjô Masako (1156-1225) là một trong số đó.

Masako là một trong những người phụ nữ quyền uy nhất trong lịch sử Nhật Bản. Bà đã từng dùng mưu kế và quyền lực của mình thao túng cả nền chính trị và quân đội, nơi vốn thuộc về đàn ông từ cả ngàn năm nay. Bà là con gái của Hojo Tokimasa, mang trong người dòng máu của gia tộc Hojo nắm giữ thế lực rất lớn trong quân đội. Khi trưởng thành, bà đính ước và kết hôn với dũng tướng Minamoto Yoritomo. Sau đó một thời gian, vào năm 1192, chồng bà được triều đình gia phong làm Chinh di Đại tướng quân, khiến cho quyền lực của hai bên gia đình trong quân đội trở nên vô cùng to lớn, thậm chí có thể lấn át được cả Thiên Hoàng.

Tuy nhiên, vinh quang không kéo dài lâu, chồng của Masako chết trong một trận chiến chống ngoại xâm. Và theo phong tục thời đó, Masako bị buộc phải vào chùa đi tu. Năm 1199, bà làm lễ cạo đầu từ trụ trì Gyôyû và chính thức xuất gia.

Chồng của Masako chết đi cũng làm cho liên minh giữa hai đại gia tộc tan vỡ. Con trai của Masako là Yoriie do mang họ của bố nên phải chấp nhận quay sang làm kẻ đối đầu với chính gia tộc của mẹ mình.

Hôjô Masako, người đàn bà quyền uy nhất lịch sử Nhật Bản - 1

Masako tuy lúc đó đã rất già nhưng bằng trí thông minh và quyền lực của mình, bà đã dùng kế li gián phá hủy liên minh giữa các đại gia tộc, mang lại sự bình yên cho Hojo trong nhiều năm sau đó.

Vì để bảo vệ cho quyền lực của gia tộc Hojo nên cho dù đang ở trong chùa nhưng Masako vẫn luôn hợp sức mưu tính cùng bố mình.

Do là con trai của Minamoto Yoritomo nên Yoriie cũng được triều đình tập ấm trở thành Chinh di Đại tướng quân. Nhận thấy mối nguy từ chính con trai, Masako đã bày kế lập ra hội đồng bô lão (shukuro) nhằm lấy đi bớt quyền lực của Yoriie.

Yoriie vô cùng tức giận trước hành động của mẹ mình nên đã chuyển hướng liên minh với gia tộc Hiki, một trong những đối thủ chính trị đáng gờm nhất của gia tộc Hojo.

Vì là vợ của Minamoto Yoritomo nên bà đã có thời gian khá lâu sống trong gia tộc Minamoto. Vì thế bà có rất nhiều tay chân thân tín nằm vùng nơi này. Mật thám do bà đào tạo đã báo cáo lại rằng Yoriie đã hội họp bí mật với người đứng đầu của gia tộc Hiki để bày mưu giết chết Hojo Tokimasa, bố của Masako và cũng chính là ông ngoại của Yoriie.

Masako lập tức báo cáo điều này lại cho Tokimasa và cùng ông ta lập kế tiêu diệt con mình. Đến mùa thu năm 1203, bằng cách giá họa tội danh tạo phản chống lại Thiên hoàng, Masako đã khiến cho cả gia tộc Hiki bị lụn bại và buộc con mình là Yoriie phải sống lưu vong ở tỉnh Izu. Cuối cùng, Masako cùng bố ra lệnh giết luôn Yoriie để trừ sạch mọi hậu họa.

Masako đã đưa một người con trai khác của mình là Sanetomo lấp vào vị trí Chinh di đại tướng quân. Sanetomo lúc này chỉ mới được 11 tuổi. Tuy nhiên, Tokimasa vô cùng lo sợ trước tài năng và mưu lược của Masako. Ông ta cho rằng việc để cho Sanemoto ở bên cạnh mẹ có thể cung cấp thêm quyền lực cho Masako, tạo ra một thế lực khác có thể chống lại mình. Vì thế Tokimasa đã bắt ép Sanemoto tách rời khỏi Masako và đưa về phủ đệ tiêng của ông ta. Từ đây, mối bất hòa giữa Masako và bố mình bắt đầu nảy sinh và tăng nhanh.

Tại thời điểm này, Tokimasa trở thành người đàn ông quyền lực nhất ở vùng Mạc phủ Kamakura. Ông đã cho thành lập các bộ (mandokoro) nhằm thể hiện quyền lực và thực hiện công việc nhiếp chính dưới vỏ bọc của đứa cháu trai Chinh di đại tướng quân mới 11 tuổi. Tuy nhiên, quyền lực của ông ta vô cùng ngắn ngủi. Vào năm 1205, Masako liên kết cùng anh trai là Yoshitoki tiến hành lật đổ Tokimasa. Yoshitoki vẫn luôn ôm hận đối với bố mình vì trong quá trình tranh đấu quyền lực, Tokimasa đã khiến cho cả gia tộc bên vợ của Yoshitoki phải chịu lưu đày biên ải. Masako đã lợi dụng vết thương lòng này của người anh trai để kích động cuộc tạo phản.

Ban đầu, họ vờ như cố gắng mưu sát Sanetomo để khiến cho lực lượng vệ binh tập trung tiến về bảo vệ phủ đệ của Chinh di Đại tướng quân. Nhưng sau đó, quân lính của Masako bất thình lình dương đông kích tây tấn công về phía dinh phủ của Tokimasa và ép ông ta thoái quyền.

Tokimasa sau đó bị giam lỏng trong chính dinh phủ của mình và chết già vài năm sau đó.

Yoshitoki chính thức lên nắm quyền Mạc phủ và tất nhiên vẫn dưới danh nghĩa đứa cháu trai Chinh di Đại tướng quân Sanetomo. Tuy vậy, Yoshitoki cũng giống như bố, tuy đã đạt đến đỉnh cao quyền lực nhưng vẫn canh cánh trong lòng nỗi lo sợ thế lực của Masako. Vì thế, Masako luôn cố gắng nhún nhường, tỏ vẻ trung thành và cố gắng giúp đỡ anh trai trong việc cai trị vùng Mạc phủ.

Năm 1218, nhận thấy đứa con trai Chinh di Đại tướng quân của mình dù đã lớn tuổi nhưng vẫn không thể có con, Masako đành phải thân hành đến thủ đô Kyoto để cầu xin Thiên Hoàng Go-Toba ban cho Sanetomo một đứa con nuôi.

Trong lúc đó ở Mạc phủ, Sanetomo bất ngờ bị ám sát. Thiên Hoàng nghe tin liền hủy bỏ sắc lệnh ban con cho Sanetomo.

Vị trí Chinh di Đại tướng quân vốn là do cha truyền con nối. Giờ đây khi Sanemoto chết đi không người nối dõi, chức danh quyền lực này liền bị triều đình thu hồi lại. Phần lớn thế lực của gia tộc Hojo từ đó cũng nhanh chóng bị tan rã.

Năm 1224, Yoshitoki cũng qua đời. Là người đứng đầu gia tộc, cái chết của Yoshitoki đã khiến cho Hojo suy yếu hơn bao giờ hết. Nhận thấy điều đó, những gia tộc lớn khác như Iga và Miura bắt đầu ngấm ngầm liên kết với nhau để đẩy Hojo tới bờ diệt vong. 

Masako tuy lúc đó đã rất già nhưng bằng trí thông minh và quyền lực của mình, bà đã dùng kế li gián phá hủy liên minh giữa các đại gia tộc, mang lại sự bình yên cho Hojo trong nhiều năm sau đó.

Năm 1225, Masako qua đời trong bình yên. Bà được các nhà sử học đánh giá rất cao vì bản lĩnh và tài năng chính trị kiệt xuất giữa thế giới chỉ toàn là đàn ông lúc đó.

Từ đó về sau, cuộc đời của Masako được dựng lại thành rất nhiều giai thoại, sách truyện và phim ảnh.

Người dân Nhật Bản tôn xưng bà là 'ama-shôgun', có nghĩa là Nữ tu mang một quyền lực khủng khiếp của Chinh di đại tướng quân. Tuy bà chưa bao giờ chính thức trở thành Chinh di Đại tướng quân, nhưng đằng sau bức màn nhung, bà đã điều khiển được cả thiên hạ.

Phan Thanh/Theo samurai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những nhan sắc một thời