Hôn lễ cổ đại cần những nghi lễ gì?

Ngày 14/03/2014 09:11 AM (GMT+7)

Xưa, việc dựng vợ, gả chồng là việc của ông bà, cha mẹ. Làm con chỉ biết nhất nhất nghe lời, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Trong hôn nhân Trung Quốc, cũng như Việt Nam xưa, cô dâu, chú rể phải đến ngày kết hôn chính thức mới được biết mặt nhau. Điều này đôi khi mang đến những câu chuyện dở khóc dở cười. Hôn lễ xưa cũng được chuẩn bị rất cầu kỳ, chu đáo. Một cuộc hôn nhân thường được diễn ra theo sáu bước, được gọi là “lục lễ”. Chúng ta hãy cùng xem, để trở thành phu thê, cô dâu và chú rể xưa phải thực hiện “lục lễ” như thế nào nhé!

Lễ nạp thái (chạm ngõ)

Giai đoạn đầu tiên chính là lễ “nạp thái”. Sau khi bà mối bên nhà trai tìm được cô dâu ưng ý, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái xin đính ước. Theo lễ xưa, lễ nạp thái thường có một tờ “hoa tiên” ghi tên, tuổi, ngày sinh của người con trai để nhà gái xem xét và chấp nhận cho việc đính hôn ấy. Đối với người Trung Quốc xưa, lễ vật trong ngày này nhất định phải có chim nhạn (có thể thay bằng ngỗng) vì chim nhạn là loai chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần.

Hôn lễ cổ đại cần những nghi lễ gì? - 1

Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái

2. Lễ vấn danh

Bà mối sẽ hỏi tên, tuổi, ngày tháng năm sinh của cô gái, để xem mệnh của chàng trai và cô gái có hợp nhau hay không. Nếu hai người hợp mệnh, hai gia đình sẽ tổ chức lễ “nạp cát”.

3. Nạp cát

Đây là lễ nhà trai thông báo tin tốt cho nhà gái rằng chàng trai và cô gái hợp mệnh nhau. Ban đầu, lễ nạp cát người Trung Quốc thường chỉ dùng chim nhạn. Sau này, người ta còn dùng thêm nhẫn, trang sức, lụa màu, bành, nến thơm…

Hôn lễ cổ đại cần những nghi lễ gì? - 2

Chim nhạn được cho là loài chim “chung tình”

4. Nạp Trưng:

Lễ “nạp trưng” chính là nhà trai đem sính lễ đến nhà gái để làm lễ từ đường và ra mắt. Người xưa còn có tục “hồi lễ”, nhà gái muốn bày tỏ tấm lòng với nhà trai, sau khi nhận lễ sẽ đem trả lại một phần hay toàn bộ sính lễ; hoặc nhà gái sẽ tặng lại nhà trai một bộ đồ để chú rể mặc trong ngày cưới chính thức.

Hôn lễ cổ đại cần những nghi lễ gì? - 3

Bộ đồ chú rể trong ngày cưới chính thức

5. Thỉnh kỳ (Hỏi ngày)

Thỉnh kỳ có nghĩa là nhà trai xin nhà gái định ngày rước dâu. Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái, biểu thị sự đồng ý.

6. Thân nghinh

Thân nghinh là lễ đón dâu về nhà trai. Vào ngày giờ đã định, nhà trai sẽ mang sính lễ đến. Chú rể đích thân đến đón cô dâu lên kiệu hoa thể hiện sự tôn trọng, tuy nhiên, đây cũng là cách thể hiện uy quyền của hai chữ “tòng phu” (người con gái lấy chồng nhất nhất phải theo chồng). Sau lễ “thân nghinh”, chàng trai và cô gái đã chính thức là vợ chồng, với nhiều cặp vợ chồng xưa, ngày thành thân cũng là ngày đầu tiên họ gặp mặt!

Hôn lễ cổ đại cần những nghi lễ gì? - 4

Lễ động phòng

Người xưa có câu “Nữ thập tam, nam thập lục”, nam nữ kết hôn từ rất sớm. Người phụ nữ thì phải tuân theo “Tam tòng, tứ đức”. Nếu như trước khi thực hiện lễ “Thân nghinh”, chú rể không may qua đời, cô dâu có thể “cải giá”(lấy người khác). Nhưng nếu như đã thực hiện lễ “Thân nghinh”, cô dâu sẽ phải “tòng phu” , nếu chú rể qua đời, cô dâu vẫn sẽ phải cả đời “ở giá”!

Q.Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những nhan sắc một thời