Gặp mẹ không bao giờ nói “KHÔNG” với con

Ngày 16/04/2014 16:14 PM (GMT+7)

Ăn sáng bằng kem, chơi điện tử thay vì đi ngủ…chưa bao giờ bà mẹ trẻ này từ chối con mình.

Một buổi sáng thức giấc, cậu con trai mới 3 tuổi của chị  Bea Marshall đột nhiên thấy có hứng ăn sáng bằng…kem lạnh. Hầu hết các bà mẹ đều đã gặp phải tình cảnh này một lần. Chúng ta sẽ từ chối, mắng con và ngay lập tức chuẩn bị cho bé một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng với bánh mì và sữa hay bún, phở hoặc cháo. Vậy nhưng chị Bea không làm như vậy. Bà mẹ trẻ, một nhà văn, một diễn giả và đồng thời cũng là một “huấn luyện viên” giáo dục đã lấy một thìa kem đầy, cho vào bát và đưa con ăn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hôm sau, con trai chị lại đòi ăn kem, và chị lại đồng ý. Hôm sau, hôm sau nữa, nhiều ngày sau nữa cậu bé 3 tuổi cũng vẫn ăn kem buổi sáng.

Nhiều người sẽ thốt lên “Làm mẹ kiểu gì thế” và lo lắng bà mẹ trẻ này sẽ làm hư con? Không hề. Bea là một người mẹ theo đang theo đuổi phương pháp giáo dục con mang tên “Nói CÓ với trẻ”, một cách dạy đầy hiện đại hướng đến mục tiêu đáp ứng bất cứ yêu cầu gì của trẻ nhỏ.

Nói CÓ với tất cả những gì các con muốn để con học cách tự quyết định

Nói CÓ với con nghĩa là bà mẹ trẻ 36 tuổi này cho phép hai đứa con Peep (9 tuổi) và Jos (8 tuổi) của mình được thoải mái tự chọn giờ đi ngủ. Nếu bọn trẻ thích chơi điện tử hơn ngồi vào bàn ăn tối, thích cầm bút sáp vẽ lên tường hơn lên giấy, thích xem tivi hơn làm bài tập về nhà, thích ăn kẹo trước khi đi ngủ….chúng đều được “toại nguyện”.

"Tôi nói CÓ với rất cả những gì các con tôi muốn. Tôi khuyến khích các con tự đưa ra quyết định của mình”, Bea Marshall cho biết.  

Gặp mẹ không bao giờ nói “KHÔNG” với con - 1

Cho phép con làm tất cả mọi thứ bọn trẻ muốn hẳn sẽ khiến ngôi nhà biến thành một “bãi chiến trường” vả lũ trẻ sẽ thành những “tên giặc” không có quy củ và luật lệ? Vậy nhưng khi đến thăm nhà của Bea vào một buổi sáng thường nhật, tất cả những gì người ta thấy, đó là hai đứa trẻ đang nghiêm túc ngồi ăn sáng, Jos ăn cháo và Peep ăn bánh mì, không hề có kem như những gì ta tưởng tượng. Thậm chí, không khí trong ngôi nhà cũng vô cùng thanh bình, không hề có tiếng la hét quậy phá như những gì một đứa trẻ 8,9 tuổi đáng lẽ ra phải làm: thay vì ngồi dán mắt vào màn hình tivi, Peep và Jos đang rất say mê chuẩn bị bài tập cho một cuộc thi ở trường.

Tại sao?

Một nghiên cứu ước tính rằng trung bình, một đứa trẻ phải nghe ít nhất 148.000 lần từ “Không” trong suốt thời niên thiếu. Và vì đã từng trải qua, chị Bea cho rằng đấy là cách giáo dục sai lầm. Trở lại với câu chuyện ăn kem buổi sáng và cả chuyện chơi điện tử thâu đêm. Peep và Jos thực sự đã làm thế hàng tháng trời. Cũng có những khi chị Bea cảm thấy mình đã sai lầm. Vậy nhưng bà mẹ trẻ vẫn quyết định tin tưởng vào con và thật đáng ngạc nhiên, một buổi sáng đẹp trời sau 2 tháng liên tiếp, hai đứa trẻ đã quyết định không ăn kem nữa, cũng không chơi điện tử nữa. Peep và Jos trở nên có thái độ rất tốt với thực phẩm và biết lựa chọn những loại thực phẩm đúng đắn, khỏe mạnh để ăn. Hai đứa trẻ cũng hiếm khi thèm chơi điện tử nữa vì chúng đã thoát khỏi cảm giác tò mò vì bị cấm đoán.

Trẻ con đang chịu áp lực để phải là một-đứa-trẻ-ngoan

Bea lớn lên trong một gia đình trung lưu ở Cheltenham – một gia đình có kỷ luật rất nghiêm khắc khi “Không có nghĩa là KHÔNG”. Bố của chị Bea là một quan chức thị trấn và mẹ là một giáo viên. Chính thời thơ ấu được chri bảo dưới sự nghiêm khắc quá mức của bố mẹ đã khiến chị muốn trao toàn quyền quyết định cho con mình.

Khi mới sinh Peep, tôi muốn cho con ăn theo nhu cầu nhưng mọi người ai cũng thuyết phục tôi cần cho con ăn 4 tiếng một lần. Và thằng bé rất hay quấy khóc. Chính vi vậy, khi con được 8 tuần, tôi đã quyết định mình phải nghe theo con và tin con. Nếu con đói, tôi sẽ cho con ăn. 19 tháng sau, như mọi đứa trẻ khác, Peep cũng trở nên vô cùng nghịch ngợm và hay phá phách. Mọi người xung quanh tôi ai cũng cố phạt con, bắt con phải xin lỗi. Tôi cũng đã thử nhưng nó không hề có tác dụng. Tôi không thấy con mình hư mà thấy con mình đang phải chịu sức ép rất lớn từ xã hội để trở thành một-đứa-trẻ-ngoan. Và tôi không thích điều đó”, Bea Marshall cho biết.  

Gặp mẹ không bao giờ nói “KHÔNG” với con - 2

Chị Bea đã từng bị rất nhiều bà mẹ phản đối vì cho rằng cô đang làm hư con. “Vậy nếu bọn trẻ đòi uống rượu, lái xe, hay đòi mua một con cá sấu. Chẳng nhẽ chị cũng đáp ứng chúng?” là những chất vấn của rất nhiều người. Tuy nhiên, chị Bea cho biết, giái pháp của bà mẹ trẻ đó là bảo với con rằng cả nhà sẽ đến sở thú để xem cá sấu. “Tôi tin rằng bọn trẻ sẽ sớm hiểu ra việc mua một con cá sấu là không thể. Các con cũng sẽ tự ý thức được rằng lái xe khi trước 17 tuổi là vi phạm pháp luật và uống rượu thì rất cay. Tôi tin vào các con và muốn bọn trẻ coi mình như một người bạn”, Bea Marshall kết luận.

Cách dạy con của bà mẹ trẻ người Anh Bea Marshall thật khiến người ta phải “ngả mũ bái phục”.

H.My
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bố mẹ đảm nuôi con ngoan