Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà

Ngày 24/04/2014 11:17 AM (GMT+7)

Những nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong vô vọng đã làm người ta lãng quên những tổn thương tâm lý mà những người sống sót sau thảm họa đang phải chịu đựng.

Chiếc phà nhiều tầng Sewol tải trọng 6.825 tấn do Nhật Bản sản xuất năm 1994, có thể chở tối đa 921 người trưởng thành, 180 phương tiện giao thông, 152 container bị chìm hôm 16/4 khi đang trên đường từ thành phố cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju.

Ở thời điểm bị nạn, trên phà có 476 người, trong đó 325 học sinh ở độ tuổi 16-17 tuổi và 15 giáo viên thuộc trường trung học Danwon ở Ansan, ngoại ô thủ đô Seoul.

Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà - 1

Chiếc phà Sewol chở 447 hành khách và 27 thành viên thủy thủ đoàn, trong số đó có 325 học sinh, giáo viên trung học bị chìm khi đang trong hành trình từ thành phố Incheon đến đảo Jeju.

Mỗi giờ trôi qua, hy vọng về một phép màu giúp những người mắc kẹt trong con phà đắm có thể sống sót lại tắt dần. Cho đến nay, ngoài 174 hành khách được cứu sống ngay sau khi chiếc và bị nghiêng và lật úp, đã không có thêm bất kỳ một người nào được giải cứu. Trong số này có 75 học sinh trường trung học Danwon. Giờ đây, những học sinh may mắn thoát khỏi bàn tay của Tử thần lại phải đối mặt với một nỗi đau khác - đó là sự ám ảnh bởi khoảnh khắc hỗn loạn khi chiếc phà lật và nỗi đau khi mất đi 250 bạn học sinh khác cùng trường.

Các bác sĩ đang điều trị cho các học sinh may mắn sống sót cho biết 20% các em có biểu hiện stress và rối loạn thần kinh cần điều trị tâm lý lâu dài sau vụ tai nạn.

Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà - 2

Các tàu cứu hộ các hành khách được tiến hành khẩn trương ngay sau đó

Ông Jang Dong-woon, một ông bố thay mặt các phụ huynh của các em sống sót trả lời các nhà báo rằng con cái họ cũng cần phải được coi là nạn nhân chứ không phải là những người may mắn sống sót.

Ông Jang nói rằng các con của họ cảm thấy tội lỗi khi chúng còn sống mà các bạn khác lại chết và mất tích: "Các con chúng tôi nói rằng chúng cảm thấy như những kẻ có tội".

Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà - 3

Người thân của hành khách lo lắng cho số phận của những người có mặt trên phà

"Chúng ta cần phải có trách nhiệm và chăm sóc bọn trẻ cho dù những người đang mất tích còn sống hay đã chết".

“Một vài em bị khủng hoảng đến mức chúng không dám lại gần cửa sổ, sợ nước đột nhiên ập vào”, ông cho biết.

Tổng số 352 học sinh trường trung học Danwon có mặt trên chuyến phà hôm đó, đây là một mất mát to lớn cho thành phố Ansan, Nam Seoul, Hàn Quốc. Trước đó, mặc cảm tội lỗi đã khiến cho Hiệu phó trường Danwon không chịu nổi và đã tự treo cổ 2 ngày sau khi được cứu ra khỏi phà. Ông đã để lại thư tuyệt mệnh viết rằng: “Thật khó để tiếp tục sống” khi biết bao học sinh tôi từng dạy dỗ phải bỏ mạng. Có lẽ ở kiếp sau tôi sẽ vẫn là giáo viên dạy các em hiện còn chưa được tìm thấy”.

Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà - 4

Những hành khách được giải cứu đã được lên các tàu cứu hộ, cung cấp chăn ấm, đồ uống và chăm sóc y tế. Hiện chưa rõ nguyên nhân phà bị nghiêng và đắm.

Đây là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn quốc, khiến cả đất nước để tang và các sự kiện chính trị, các chương trình truyền hình và các buổi hòa nhạc cũng bị hủy để tưởng niệm các nạn nhân xấu số.

Khủng hoảng tâm lý cũng ảnh hưởng nặng nề lên hàng trăm thân nhân của những người đang bị mất tích, họ túc trực ngày đêm ở nhà thi đấu phía nam đảo Jindo mong ngóng thông tin từ đội cứu hộ.

Sân vận động đã trở thành nơi tập trung của mọi tức giận và đau khổ của thân nhân các hành khách, chủ yếu là cha mẹ các học sinh, khi nỗ lực tìm kiếm những người sống sót biến thành tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Một ngày mới là một ngày đau khổ chờ đợi thông tin về các nạn nhân được tìm thấy xem có đúng với con cái, anh chị em mình hay không. Rồi họ phải tới khu vực dựng lều trắng ở Cảng Jindo để xác nhận xác nhân thân.

Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà - 5

Không khí tang thương đang bao trùm hòn đảo Jindo, hàng trăm người thân của các nạn nhân đang tập trung tại đây để chờ nhận thi thể con

Ông Sohn Jee-hoon, một trong số rất nhiều chuyên gia tư vấn được cử đến làm việc với các gia đình nạn nhân ở Jindo, cho biết: "Họ đang trong trạng thái hỗn loạn về cảm xúc: mong ngóng, tuyệt vọng, đau khổ, giận dữ. Rất nhiều người suy kiệt cần phải điều trị tuy nhiên họ quá bấn loạn và không nghĩ tới việc tìm kiếm hỗ trợ y tế'. Ông Sohn miêu tả tình trạng này 'rất đáng lo ngại'.

Liệu pháp tâm lý và tư vấn đã trở nên quen thuộc với nhiều người tại Hàn Quốc, vốn coi nhu cầu trợ giúp tâm lý là dấu hiệu của sự sa sút về tinh thần. Trong khi đó, Hàn Quốc có tỷ lệ tự sát cao nhất trong số các quốc gia thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và một trong những tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới - 33,5/100.000 người.

Ký ức đeo đẳng những người sống sót trong vụ chìm phà - 6

Đội cứu hộ đưa thi thể nạn nhân lên bờ

Ha Jung-mi, một tiến sỹ tâm lý có mặt cùng thân nhân nạn nhân cho biết, một vài người tuyệt vọng, chán nản đến mức có ý định tự tử. 'Những người bị tổn thương tâm lý nếu không có ai ở bên cạnh để động viên sẽ có khả năng tự tử rất cao”, ông cho biết.

Ông cũng khuyến cáo rằng sự việc lần này sẽ  ảnh hưởng tinh thần lâu dài đối với nhiều người tham gia chiến dịch cứu hộ, đặc biệt là những thợ lặn dân sự và quân đội đang làm việc tìm kiếm thi thể và vớt các thi thể trôi nổi ra khỏi phà.

Lee Jun-ho, một thợ lặn trong đội cứu hộ khẩn cấp của Hàn Quốc, cho biết anh từng mất nhiều giờ để tìm lối đi qua các hành lang và cabin trong thân phà gần như tối đen: "Thật kinh hoàng khi đối mặt với một thi thể trôi lập lờ trong nước. Điều đó khiến tôi rất khó ngủ vào ban đêm”.

Xem thêm thông tin về vụ Chìm phà Hàn Quốc:

Đắng lòng đám tang các học sinh vụ chìm phà

Đắm phà HQ: Học sinh mắc kẹt cào cấu bật móng tay

Nỗi đau tột cùng tại lều nhận dạng nạn nhân phà Sewol

Thợ lặn HQ kể chuyện mò xác nạn nhân chìm phà

Ám ảnh khi bỏ mặc học sinh mắc kẹt trên phà Sewol

Hà Anh (AFP)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan