10 câu nói cực "quen tai" mà bố mẹ đáng lẽ đừng bao giờ nói với trẻ

Ngày 11/08/2016 16:03 PM (GMT+7)

Có rất nhiều câu nói khác mà bố mẹ không nhận ra là cần phải tránh, vì lợi ích của lũ trẻ, và của chính chúng ta.

1. "Con làm tốt lắm!"

Những nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn đưa ra một câu nói kiểu như “Con gái ngoan lắm” hoặc “Làm tốt lắm” mỗi lần con bạn hoàn thành tốt một việc gì đấy khiến cho chúng trở nên phụ thuộc vào việc đánh giá của chúng ta nhiều hơn là chính động lực của chúng”, trích lời chuyên gia tư vấn gia đình Jenn Berman, Tiến sĩ tâm lý học, tác giả của cuốn “Cẩm nang từ A đến Z để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc và tự tin”.

Hãy để dành những từ tuyệt vời ấy cho những lúc chúng thực sự xứng đáng, và hãy cố gắng nói cụ thể nhất có thể. Thay vì nói với con trai mình “Chơi quá tuyệt”, hãy nói “Con có một đường chuyền tuyệt lắm, bố rất thích cách con nhìn đồng đội của mình trước khi thực hiện nó”.

10 câu nói cực quot;quen taiquot; mà bố mẹ đáng lẽ đừng bao giờ nói với trẻ - 1

2. "Học phải đi đôi với hành"

Sự thật thì đứa trẻ càng luyện tập nhiều, kỹ năng của chúng càng trở nên tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, điều này lại có thể trở thành áp lực về việc chiến thắng hoặc trở nên xuất sắc. “Điều này gửi một thông điệp rằng, mỗi khi chúng mắc sai lầm, chúng chưa tập luyện đủ nhiều”, Joel Fish, Tiến sĩ, tác giả của cuốn “101 cách để trở thành một ông bố tuyệt vời trong thể thao”. “Tôi đã chứng kiến những kiến những đứa trẻ tự hành hạ bản thân mình trong khi băn khoăn trong tuyệt vọng “tôi bị làm sao thế này, tôi đã tập luyện ngày đêm, mà tôi vẫn chưa phải là người giỏi nhất””. Thay vào đó, hãy động viên đứa trẻ luyện tập chăm chỉ, vì chúng sẽ cải thiện và cảm thấy quá trình luyện tập trở nên có ý nghĩa với chính bản thân chúng.

3. "Con có làm sao đâu"

Khi đứa trẻ ngã quỵ gối xuống và òa khóc, bản năng của bạn là đến vỗ về chúng rằng “không đau, không đau đâu”. Nhưng thực tế là, nói với chúng rằng không đau đâu có khi lại làm chúng cảm thấy tồi tệ hơn. “Đứa trẻ đang khóc vì thực tế là bị đau”- Bác sĩ Berman cho biết. Nhiệm vụ của bạn lúc này là giúp chúng hiểu và giải quyết cảm giác đau đó, chứ không phải là nói dối rằng nó không đau.

Hãy thử ôm con bạn, giải thích cho con bạn về cảm giác đó bằng những câu như “Cú ngã tệ quá phải không con”, và sau đó hãy hỏi rằng liệu con thích một chiếc băng chân hay một cái thơm vào má ngay bây giờ (có thể là cả hai).

10 câu nói cực quot;quen taiquot; mà bố mẹ đáng lẽ đừng bao giờ nói với trẻ - 2

4. "Con nhanh lên!"

Con bạn ngần ngừ chậm chạp dùng bữa sáng, khăng khăng đòi buộc đôi giày yêu thích của nó (mặc dù nó còn chưa cách biết buộc sao cho đúng), và với cái nhịp này, chắc chắn sẽ lại đến trường trễ thêm lần nữa. Nhưng, việc thúc ép con bạn nhanh lên lại tạo nên một áp lực khác, Tiến sĩ Linda Acredolo, đồng tác giả cuốn “Tâm lý trẻ em” cho biết. Hãy nhẹ giọng một chút, nói rằng “Mẹ con mình cùng nhanh lên nào” để cho đứa trẻ biết rằng cả hai đang cùng cố rút ngắn thời gian. Bạn cũng có thể giả vờ như cả hai đang chơi một trò chơi “Hãy thi xem mẹ con mình ai mặc quần nhanh hơn nào” sẽ tốt hơn.

5. “Mẹ đang ăn kiêng”

Bạn đang ăn kiêng? Đó là chuyện riêng của bạn thôi. Nếu như đứa trẻ thấy bạn ngày ngày bước lên cân và ca thán về chuyện “béo”, chúng sẽ có xu hướng hình thành một ý tưởng về cơ thể không khỏe mạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng Marc S. Jacobson của Trung tâm y tế đại học Nassau, East Meadow, New York cho biết. Sẽ tốt hơn nếu bạn nói “Mẹ đang chọn chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh vì mẹ cảm thấy tốt khi ăn như vậy”. Nói tương tự với việc tập thể dục “Mẹ cần phải tập thể dục” nghe như một lời phàn nàn vậy, nhưng “Trời đẹp quá, mẹ sẽ dạo một vòng” nghe như một lời mời thú vị cho đứa trẻ vậy.

6. "Chúng ta không đủ tiền đâu"

10 câu nói cực quot;quen taiquot; mà bố mẹ đáng lẽ đừng bao giờ nói với trẻ - 3

Thật dễ dàng để dùng điệp khúc đó mỗi khi đứa trẻ đòi mua món đồ chơi mới nhất. Tuy nhiên, điều đó lại gửi thông điệp rằng bạn không có khả năng quản lý tài chính của mình, điều này làm đứa trẻ cảm thấy bất an. Tác giả của cuốn “Trẻ và tiền bạc”- Jayne Pearl cho biết. Những đứa trẻ càng trở nên hoang mang hơn nếu như tự dưng bạn lại mua một món đồ gia dụng đắt tiền ngay sau đó.

Thay vào việc nói như vậy, hãy chọn cách diễn đạt khác, như là “Mình không mua món đó đâu con, vì mình đang tiết kiệm để mua những thứ quan trọng khác nhé”. Nếu như trẻ vẫn khăng khăng đòi mua nó, thì bạn đã có một cơ hội rất tuyệt vời để bắt đầu một cuộc trò chuyện với con cách quản lý và sử dụng tiền rồi đấy.

7. "Không được nói chuyện với người lạ"

Thật khó cho đứa trẻ để hiểu được hết ý nghĩa của câu nói này. Thực sự với một người không quen, trẻ cũng không nghĩ đó là “người lạ” nếu như người đó tốt với chúng. Thêm vào đó, trẻ có thể áp dụng câu nói này sai trường hợp và từ chối sự giúp đỡ của lính cứu hỏa, cảnh sát…mà trẻ không biết. Giám đốc Trung tâm cứu hộ trẻ em bang Florida, Lake Park, bà Nancy McBride cho biết.

Thay vì cách cấm và dọa trẻ về những người lạ, hãy đưa ra những tình huống thật cụ thể (“Con sẽ làm gì nếu như một người đàn ông lạ mặt mời con kẹo và muốn chở con về nhà?”), hãy nhận câu trả lời từ trẻ, và hướng dẫn trẻ cách phản ứng đúng đắn nhất. Thực tế có rất nhiều ca bắt cóc trẻ em đến từ những người thân quen của trẻ, bạn có thể áp dụng câu nói này của McBride để dạy con mình “Nếu có ai làm con cảm thấy buồn, sợ hãi hay hoang mang, con hãy lập tức nói với mẹ”.

8. "Cẩn thận đấy."

Nói điều này khi trẻ đang chơi bập bênh trên sân lại càng làm chúng trở nên dễ ngã hơn. “Những câu nói như vậy làm trẻ bị phân tâm khỏi việc chúng đang làm, khiến chúng trở nên mất tập trung hơn”- Deborah Carlisle Solomon, tác giả cuốn “Bé hiểu rõ nhất” chia sẻ. Nếu như bạn cảm thấy lo lắng, hãy đến gần chỗ mà bạn cảm thấy bé có thể ngã, hãy đứng im và im lặng nhất có thể.

10 câu nói cực quot;quen taiquot; mà bố mẹ đáng lẽ đừng bao giờ nói với trẻ - 4

9. "Con chưa ăn cơm xong thì không được ăn tráng miệng"

Sử dụng cách diễn đạt này càng làm cho trẻ hiểu nhầm về giá trị của bữa ăn và cảm thấy không ngon miệng, điều này trái ngược với mục đích của bạn- Chuyên gia tư vấn gia đình David Ludwig, Tiến sĩ, Giám đốc Hiệp hội cân bằng chống béo phì tại Boston, Bệnh viện trẻ em và tác giả cuốn “Chấm dứt cuộc chiến thức ăn” cho biết. Hãy gửi gắm thông điệp qua những câu nói như sau: “Đầu tiên, chúng ta sẽ dùng bữa, sau đó chúng ta sẽ dùng tráng miệng”. Một vài từ thay đổi, nhưng lại có ảnh hưởng tích cực hơn đến trẻ.

10. "Đưa đây mẹ làm cho"

Khi đứa trẻ cảm thấy khó khăn trong việc chơi trò Lego hoặc hoàn thiện trò ghép tranh, thì việc giúp đỡ trẻ dường như là một điều hiển nhiên với cha mẹ. Đừng. “Nếu như bạn đến giúp đỡ chúng quá sớm, điều này có thể ảnh hưởng đến tính tự lập của trẻ, vì chúng luôn luôn tìm kiếm câu trả lời hoặc sự giúp đỡ của người khác sau đó”.  Myrna Shure, Tiến sĩ, chuyên gia tâm lý học tại đại học Drexler, Philadenphia, tác giả cuốn “Nuôi dạy một đứa trẻ biết tư duy” cho biết. Thay vào đó, hãy đưa những câu hỏi có tính định hướng để giúp trẻ giải quyết vấn đề “Con nghĩ đoạn này cần miếng ghép to hay nhỏ”, “Sao con nghĩ vậy”, “Thử xem sao con”.                

Việt Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con