7 nguyên tắc để bụng bé vui khi ăn dặm

Ngày 10/12/2014 08:00 AM (GMT+7)

Chọn lựa đúng nguồn dinh dưỡng cũng như cho bé ăn đúng cách là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh khi bé bước vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Bài viết dưới đây cung cấp cho mẹ một số thông tin bổ ích để giúp bụng bé vui khi ăn dặm.

Chị Kim Khánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Bé nhà mình 5 tháng tuổi, sắp đến lúc tập ăn dặm. Mình đang khá lo lắng vì nghe nói khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm thường lập tức sụt cân, biểu đồ tăng trưởng yếu đi, không còn tốt như giai đoạn bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn nữa".

Băn khoăn của chị Kim Khánh cũng là tình trạng chung của không ít bậc cha mẹ có con nhỏ. Trên thực tế, ăn dặm là một việc rất quan trọng nhằm bổ sung cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển toàn diện. Đây còn là cách hỗ trợ quá trình tập ăn cũng như giúp trẻ quen dần với mùi vị các loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, nếu cho trẻ tập ăn dặm không phù hợp sẽ khiến bé trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng,… Chính vì vậy, mẹ cần nắm rõ 7 nguyên tắc sau đây để tạo cho bé một khởi đầu tốt đẹp khi bắt đầu bước vào giai đoạn quan trọng này:

1. Đúng lúc: Từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Do vậy, bổ sung thức ăn lúc này là rất cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu hụt. Quá trình ăn dặm nên kết thúc khi trẻ được 24 tháng tuổi vì nếu duy trì sẽ dễ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai, khó hòa nhập với trường lớp vì khác biệt chế độ ăn.

2. Đúng lượng: Quy tắc quan trọng khi tập ăn cho trẻ là ăn từ ít đến nhiều vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, cần được tập hoạt động dần, nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều sẽ dễ làm trẻ rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn từ loãng đến đặc. Do trẻ đang quen với việc uống sữa, khi chuyển qua ăn dặm lượng bột nên pha loãng trước rồi mới dần dần đặc hơn để trẻ kịp thích nghi.

3. Đúng vị: Khi tập cho trẻ ăn dặm, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn bột vị ngọt (bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho trẻ (bột với thịt, cá…). Một điều rất quan trọng là mẹ không nêm mắm/muối vào đồ ăn dặm vì thận của trẻ vẫn còn yếu, xử lý lượng mắm muối từ đồ ăn dễ khiến thận phải làm việc quá sức.

7 nguyên tắc để bụng bé vui khi ăn dặm - 1

Chọn lựa đúng dinh dưỡng công thức sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn

4. Không thể thiếu mỡ/dầu ăn: Dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu. Bên cạnh đó, mỡ/ dầu ăn còn là yếu tố quan trọng để cơ thể trẻ hấp thu vitamin D và canxi.

5. Uống đủ nước: Đây là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước giúp các hoạt động hấp thu và bài tiết diễn ra hiệu quả hơn, tránh mất nước trong mùa nóng và giảm nguy cơ táo bón.

6. Chọn đúng sản phẩm công thức: Nếu muốn bổ sung các sản phẩm công thức cho trẻ bên cạnh các bữa ăn dặm, mẹ lưu ý chọn các loại sản phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa đang non nớt của trẻ, cụ thể là có chứa thành phần đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS sẽ giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn, phân mềm và xốp hơn, giảm áp lực cho ruột.

7. Đảm bảo bụng vui bằng Tummy Test:  Ở giai đoạn nhạy cảm này, mẹ rất cần đánh giá đúng tình trạng tiêu hóa của trẻ để chọn lựa chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp. Một công cụ hỗ trợ mẹ hiệu quả là Tummy Test, một bản trắc nghiệm được phát triển bởi Hội Nhi Khoa Việt Nam & Chi Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng. Mẹ có thể tham khảo thêm để có thêm thông tin chi tiết về Tummy Test, và dễ dàng thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bụng vui, bé khoẻ & thông minh hơn.

Nguồn: [Tên nguồn].