7 quan niệm sai lầm về sức khỏe của bé các mẹ vẫn "tin sái cổ"

Ngày 24/10/2016 00:06 AM (GMT+7)

Có rất nhiều quan niệm truyền miệng sai lầm trong phòng và điều trị các căn bệnh cảm lạnh thông thường ở trẻ nhỏ nhưng các bậc phụ huynh vẫn "tin sái cổ" và răm rắp nghe theo.

Cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng hay viêm tai là những căn bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, nhất là đối với trẻ nhỏ. Có rất nhiều quan niệm về triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh được truyền lại từ xưa hoặc xuất phát từ những kiến thức khoa học đã lỗi thời nhưng vẫn được các bậc phụ huynh “răm rắp nghe theo” áp dụng cho con nhỏ.

7 quan niệm sai lầm về sức khỏe của bé các mẹ vẫn quot;tin sái cổquot; - 1

Không phải quan niệm truyền miệng nào cũng đúng. Ảnh minh họa

Tuy đây chỉ là những căn bệnh thông thường nhưng kiến thức mơ hồ về căn bệnh này có thể khiến bệnh tình của trẻ không những không dứt hẳn mà ngày càng chuyển biến nặng.

Dưới đây là 7 quan niệm sai lầm về sức khỏe của bé các mẹ cần lưu ý:

“Cảm nên cho ăn, sốt nên bỏ đói”

Đây là câu nói nổi tiếng của Mark Twain (một nhà văn ở Mỹ) nhưng sự thật thì không phải như thế. Theo nghiên cứu của bà Leigh Ann Greavu, một chuyên gia dinh dưỡng của Minnesota thì tất cả trẻ em hay người lớn khi bị cảm lạnh hay sốt đều phải bổ sung chất dinh dưỡng và nước một cách đầy đủ. Nếu con không muốn ăn thức ăn cứng thì thay bằng những món như súp gà, nước ép hoa quả, thậm chí là kem đều được.

“Chất nhầy màu xanh nghĩa là con bị bệnh nào đó nặng hơn cảm cúm thông thường”

Sự thật là chất nhầy màu xanh ở mũi hay cổ họng trẻ chưa chắc đã là triệu chứng của một bệnh nặng hơn cảm cúm. Vì chất nhầy màu trắng trong là biểu hiện bình thường của bệnh cảm cúm và chất nhầy xanh hay vàng cũng vậy.

Tuy nhiên chất nhầy có màu kèm theo sốt cao, chán ăn, ho, ngạt mũi kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng và lúc này bé cần phải dùng đến thuốc kháng sinh.

Hãy để ý nếu mũi hay họng bé thường xuyên xuất hiện chất nhầy xanh lá cây hoặc màu vàng thì rất có thể bé đã mắc một số bệnh khác như nấm vòm họng, căn bệnh gây ra các biểu hiện đó. Trong trường hợp này hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để theo dõi và điều trị.

7 quan niệm sai lầm về sức khỏe của bé các mẹ vẫn quot;tin sái cổquot; - 2

Để biết chắc chắn con bị bệnh gì khi chất dịch nhầy chuyển màu hay đưa con tới gặp bác sĩ. Ảnh minh họa

"Khi chưa có dấu hiệu mắc bệnh, cảm lạnh và cảm cúm cũng đã có thể lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác"

Sự thật là cảm lạnh và cảm cúm dễ bị lây nhiễm nhất khi mà các triệu chứng bệnh ở bé trở nên thật tồi tệ. Đó là bởi vì bệnh nhiễm trùng thường lây nhiễm khi trẻ ho hoặc hắt hơi sẽ sản sinh ra vius gây bệnh hoặc tiếp xúc qua da. Khi mắc bệnh là lúc sức đề kháng của bé yếu nhất thì sự lây lan càng nhanh và có nguy cơ tái phát bệnh.

“Con bị sốt nhẹ thì không cần chữa trị”

Sự thật là, điều này phụ thuộc vào tình trạng của bé như thế nào.

Vi khuẩn và virus thường không thể sống nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn nhiệt độ thường. Vì thế, những cơn sốt cao chính là sự kích thích hệ thống miễn dịch ở trẻ chống lại các virus gây bệnh, từ đó ngăn chặn sự truyền nhiễm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên xem thường các cơn sốt ở trẻ, hãy cố gắng giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và tự đi lại được, lời khuyên của GS. BS Daniel Levy, trường đại học Y Maryland, Baltimore 

Nếu như bé bị sốt nhẹ nhưng lại cảm thấy mệt, ngủ mê man hay đau nhức, cáu kỉnh thì hãy cho bé uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen để con cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn. Còn nếu bé vẫn cảm thấy thoải mái và hoạt động bình thường cho dù sốt cao thì mẹ cũng đừng quá lo, chỉ cần luôn để mắt tới con là được.

Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt thì cần liên lạc với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất..

“Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho ăn kiêng theo chế độ BRAT”

BRAT là chế độ kết hợp giữa chuối, cơm, táo thắng nước đường và bánh mỳ. Đây từng được coi là một phương pháp tốt để điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên mỗi bữa ăn quá nhiều cơm hoặc chuối cho bữa tráng miệng thì không tốt cho bé đang ốm. Hãy cho bé ăn những món đủ dinh dưỡng mà bé thích hoặc thường ngày bé vẫn hay ăn, ngoại trừ thức ăn cay, dầu mỡ và nước ép hoa quả, Andrea McCoy, Phó GS. BS. nhi khoa trường đại học Philadelphia, Pennsylvania cho biết.

7 quan niệm sai lầm về sức khỏe của bé các mẹ vẫn quot;tin sái cổquot; - 3

Bổ sung chất dinh dưỡng khi bé bị ốm. Ảnh minh họa

“Không hôn bé khi mẹ bị cảm cúm”

Tuy nhiên, theo tác giả của cuốn sách “Lời khuyên của bác sĩ về bệnh cảm cúm”, Neil Schachter đã nói: “Một nụ hôn không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe”. Hắt hơi, ho sẽ mang theo vi khuẩn virut gây bệnh từ tuyến nước bọt, trong khi hôn chỉ là việc xảy ra ở môi hoặc khoang miệng, nơi có ít virut gây bệnh hơn.

Vì vậy không có nhiều cơ sở khi nói rằng trẻ có thể bị lây cảm cúm từ mẹ qua đường hôn. Tốt nhất, để tránh lây cảm cúm từ mẹ sang con, mẹ nên rửa và lau tay sạch sẽ trước khi bế bé.

“Trẻ bị cảm cúm dễ dẫn đến viêm tai”

Điều này dường như đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên bệnh cúm hầu hết được gây ra bởi virut trong khi 90% bệnh viêm tai là do vi khuẩn.

Vậy tại sao hiện tượng viêm tai lại thường xuyên xảy ra khi bé bị cúm? Theo bác sĩ Ari Brown, tác giả của cuốn sách “411 câu hỏi và lời khuyên cho bé của bạn” đã nói rằng “Cảm cúm sinh ra chất nhầy và tích tụ chất lỏng trong tai, đây là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh trưởng".

Vì thế, để tránh gây viêm tai mỗi lần bé bị cảm cúm, mẹ cần làm vệ sinh sạch sẽ, lấy hết phần chất nhầy trong tai cho bé.

Diệu Linh (Dịch từ CNN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp