Bí kíp cho mẹ có con ăn dặm lần đầu

Ngày 31/01/2014 13:55 PM (GMT+7)

Thời điểm cho trẻ ăn dặm theo chuẩn WHO thì: 6 tháng tuổi: nặng 7,3 kg, cao 65.7 cm.

Các chuyên gia về nhi khoa đã có những khuyến cáo về độ tuổi ăn dặm nên bắt đầu từ 6 tháng trở lên, các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Tuy nhiên, mỗi bé lại có đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau. Nhiều bà mẹ lần đầu cho con ăn dặm đã phân vân không biết đâu là thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm và bữa ăn dặm cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Dưới đây là bí kíp giúp các bà mẹ trẻ chuẩn bị bữa ăn dặm ngon miệng, đủ dinh dưỡng cho con, đồng thời bắt đầu tập cho bé thói quen “giờ ăn là giờ vui”.

Dấu hiệu “Con muốn ăn dặm mẹ ơi”

Thời điểm cho bé ăn dặm cần cân nhắc về cân nặng, giới tính của trẻ. Theo tiêu chuẩn của WHO thì:

- Trẻ gái 6 tháng tuổi: nặng 7,3 kg, cao 65.7 cm

- Trẻ trai 6 tháng tuổi: nặng 7.9 kg, cao 67,6 cm

Ngoài ra có 1 số dấu hiệu nhận biết thời điểm bé có nhu cầu ăn bữa bổ sung như:

- Sau khi bú mẹ, bé vẫn khóc và muốn bú thêm

- Hay thức dậy nửa đêm để đòi bú trong khi trước đó bé ngủ ngoan.

- Khi thấy mọi người ăn, bé tỏ ra thích thú, mắt theo dõi tập trung động tác lấy thức ăn, nhai, nuốt thức ăn của người lớn, tay chân khua khoắng muốn với cầm thức ăn.

Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng

Mẹ nên cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ, đồng thời lưu ý nguồn protein trong thức ăn phải có đủ axit amin cần thiết. Khi mẹ cho bé bú, chất béo có trong sữa mẹ đã cung cấp 50% năng lượng cho bé. Chế độ ăn bổ sung thường có độ đậm năng lượng thấp do nguồn thức ăn nghèo chất béo. Đó chính là lý do vì sao, cần bổ sung chất béo ( dầu,mỡ) vào chế độ ăn cho bé.

Bí kíp cho mẹ có con ăn dặm lần đầu - 1
Chế độ ăn bổ sung thường có độ đậm năng lượng thấp do nguồn thức ăn nghèo chất béo. Đó chính là lý do vì sao, cần bổ sung chất béo ( dầu,mỡ) vào chế độ ăn cho bé. (ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, bữa ăn của bé cần có đủ vitamin và khoáng chất. Tùy theo chế độ ăn của bà mẹ mà hàm lượng vitamin cần thiết trong sữa mẹ thay đổi, do đó chế độ ăn của bà mẹ mang thai và cho con bú cần phải đảm bảo dinh dưỡng.

- Khi xát trắng gạo chúng ta vô tình đã loại bỏ nhiều vitamin vì vậy nên bổ sung bột đậu xanh và thịt lợn nạc vì chúng có nhiều vitamin. Không ít trường hợp trẻ mắc các bệnh lý do người mẹ thực hiện chế độ kiêng kem sau sinh, làm nguồn sữa mẹ thiếu vitamin B1.

- Lòng đỏ trứng, các loại củ quả có màu vàng đậm, rau xanh là nguồn cung cấp vitamin A và caroten quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến khô mắt, gây mù lòa, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

- Rau xanh và hoa quả tươi còn cung cấp vitamin C cho cơ thể trẻ, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu chất sắt.

- Mặt khác, để phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ, gia đình cần kết hợp giữa chế độ ăn bổ sung và tắm nắng hợp lý cho bé.

- Sữa mẹ cung cấp rất nhiều chất khoáng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ như sắt, canxi có hàm lượng thích hợp và dễ hấp thụ. Ngược lại, chất sắt ở mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có mức độ hấp thu khác nhau. Các loại thịt động vật, gia cầm có lượng chất sắt hấp thu cao nhất, rồi đến các loại đậu, đỗ, ngũ cốc.

Đủ năng lượng

Khi trẻ bú mẹ nguồn năng lượng bé nhận được chính là các chất béo có trong sữa mẹ.

Khi mẹ cho bé ăn bột gạo nguyên chất thì bé chỉ có thể nhận được 3-5% năng lượng chất béo. Để đảm bảo bé có thể nhận đủ năng lượng thì thức ăn của bé phải đảm bảo về mặt chất lượng, tức là có đủ 4 nhóm: đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng.

Trong quá trình chế biến bữa ăn cho bé, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các nguồn thực phẩm  như thịt nạc, trứng, cá, tôm để thay đổi khẩu vị và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.

Độ đậm, đặc thích hợp

Ngay từ khi sinh ra, bé chỉ làm quen với một loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ và đây là loại thức ăn ở dạng lỏng.

Khi lần đầu chuẩn bị bữa ăn phụ cho bé, các mẹ lưu ý trong khâu chế biến thức ăn của trẻ nên bắt đầu từ thể lỏng rồi chuyển sang dạng sền sệt sau đó mới đặc dần.

Bên cạnh đó, để bát bột nấu cho trẻ đạt tiêu chuẩn, mẹ cần tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ đậm đặc và độ đậm năng lượng.

Bột của trẻ lúc mới nấu, nhiệt độ nóng nhưng khi nguội dần sẽ càng đặc lại. Nếu pha thêm nước để đạt độ lỏng thích hợp  thì sẽ làm giảm độ năng lượng.

 Vì vậy, để tăng độ đậm năng lượng và giảm độ đặc thì nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, đồng thời bổ sung dầu mỡ trong quá trình chế biến dầu mỡ.

Đa dạng hóa bữa ăn

Mỗi bé có một khẩu vị và thói quen ăn uống khác nhau không ai giống ai.

Các mẹ cần dành thời gian để quan sát, tìm hiểu sở thích của bé để có thực đơn chế biến phù hợp giúp bé luôn có cảm giác ngon miệng, thích thú để giờ ăn là giờ vui ngay từ những tháng đầu bé học nuốt, học nhai và sẽ ảnh hưởng đến thói quen dinh dưỡng về sau của trẻ.

Ngoài các bữa bột bổ sung, mẹ có thể cho bé ăn bánh biscuit có bổ sung vitamin, calcium, DHA... thỏa mãn nhu cầu  muốn nhai, cắn khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên.

Thanh Lê (tổng hợp)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm