Bí kíp giúp mẹ "chống lại" tật xấu thích mút tay của bé con

Ngày 22/02/2017 09:57 AM (GMT+7)

Trẻ mút tay dễ gây nhiễm trùng, đem theo virus, vi khuẩn và cơ thể.

Mút tay là bản năng sinh lý của trẻ nên các biện pháp mạnh tay như: buộc chặt khuỷu tay bé; thoa dầu cay, thuốc đắng hay sơn móng tay bé thường mút… chỉ mang lại tác động ngược mà thôi. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau đây, có thể mẹ sẽ bất ngờ khi một ngày thấy bé không còn mút tay nữa.

Với bé đang ở tuổi bú sữa, tốt nhất là hãy tích cực cho con bú mẹ

Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, hành động bé cho tay lên miệng, hay mút tay cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy “Con đói rồi mẹ ơi!”. Mẹ hãy để ý và tích cực cho con bú mẹ. Điều này giúp bé thỏa mãn bản năng bú và nhu cầu được yêu thương. Nếu buộc phải cho bé bú bình, nên chọn núm vú nhỏ, có độ đàn hồi tốt để bé được bú lâu hơn.

Bí kíp giúp mẹ amp;#34;chống lạiamp;#34; tật xấu thích mút tay của bé con - 1

Đừng vội mắng, đánh vào tay con

Bé chưa thể nhận thức hết được mọi việc đang xảy ra khi bị mẹ đánh vào tay. Có những bé trong vô thức sẽ đánh lại mẹ và không hề biết mình đang sai. Mẹ hãy nhẹ nhàng, từ từ kéo tay ra khỏi miệng bé, nhắc con: “Mút tay là xấu lắm đấy!”, vuốt nhẹ nhàng để con quên đi cảm giác trống trải ở khoang miệng.

Cùng trò chuyện, chơi với con

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ mút tay là ít được sự nâng niu, vỗ về. Hãy trò chuyện, chơi đùa với con nhiều hơn để bé quên đi trò chơi “mút tay” một mình này.

Hơn nữa, khi tay con hoạt động thường xuyên, bé không chỉ nhanh nhạy hơn mà bàn tay con còn trở nên “bận rộn”, con sẽ không cho con có thời gian đưa tay lên miệng mút.

Bí kíp giúp mẹ amp;#34;chống lạiamp;#34; tật xấu thích mút tay của bé con - 2

Nhắc bé nhớ không mút tay

Trẻ con thường sẽ chưa thể nhận thức được thế nào là tốt, xấu, tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên nhắc nhở bé cũng sẽ tạo dần cho bé hình thành một thói quen theo mong muốn của cha mẹ. Nhắc con nhiều lần con sẽ nhớ. Mẹ nên nhắc con với một thái độ cầu thị, nhẹ nhàng, bé sẽ cảm thấy muốn lắng nghe và sẽ tự giác hơn cho lần sau.

Nếu khó khăn quá trong việc nhắc nhở bé, bé vẫn có thái độ cố tình, mẹ nên dùng một số biện pháp mạnh hơn. Có thể đeo găng tay, băng dính vào ngón tay, băng vải cho trẻ để nhắc trẻ nhớ không mút tay. Cũng có thể cho bé cầm xúc xắc đủ to để bé không cho vào miệng được.

Bí kíp giúp mẹ amp;#34;chống lạiamp;#34; tật xấu thích mút tay của bé con - 3

Cho con thấy sự nguy hiểm khi mút tay

Với bé lớn hơn, bé từ 3 tuổi trở lên, mẹ có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn trên mỗi đôi bàn tay, trên ngón tay cho con thấy. Giải thích cho bé hiểu rằng vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng làm răng con bị đau, làm bụng con cũng khó chịu và có thể khiến con bị ốm.

Đây cũng là một cách để mẹ dạy con, tạo cho con thói quen từ nhỏ là tự bảo vệ thân thể mình.

Bí kíp giúp mẹ amp;#34;chống lạiamp;#34; tật xấu thích mút tay của bé con - 4

>> Mẹ xem ngay:

Đây là lý do mẹ sẽ ân hận khi để trẻ sơ sinh mút tay

Tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý

Nếu trẻ lên 6 tuổi vẫn thích mút tay, ba mẹ nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý. Bởi, theo một nghiên cứu của Mỹ thì rất có thể trẻ đang cảm thấy cô độc, lạc lõng và bé cần được trị liệu kịp thời.

Nguyễn Hiền
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách