“Chú ý nguy cơ dịch sởi lây từ chính bệnh viện”

Ngày 30/04/2014 00:09 AM (GMT+7)

“Có một điều mà nhiều người không để ý đó là ngay chính bệnh viện lại trở thành môi trường để lây lan dịch bệnh. Cho nên cần chú ý đến nguy cơ dịch sởi lây lan từ chính bệnh viện”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết.

- Ý kiến của ông như thế nào về tình hình dich sởi hiện nay, như về khả năng lây lan và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Theo tôi thì dịch bệnh sởi hoàn toàn có thể kiểm soát, vấn đề là trong thời gian bao lâu và nỗ lực của Bộ Y tế với những giải pháp cụ thể để đối phó với dịch bệnh này đến đâu mà thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn có một lưu ý nhỏ về nguy cơ con đường lây lan dịch bệnh: Có một điều mà nhiều người không để ý đó là ngay chính bệnh viện lại trở thành môi trường để lây lan dịch bệnh, cho nên cần chú ý đến nguy cơ dịch sởi lây lan từ chínhmôi trường này.

Lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra lây nhiễm từ bệnh viện đó là dịch SARS năm 2003, dù thế giới từ lâu đã gọi hiện tượng này là “bệnh lây trong BV”. Và dù không quá lạc quan, tôi vẫn có thể nói rằng, mặc dầu bị bất ngờ nhưng khi đó chúng ta đã kiểm soát dịch SARS tốt hơn nhiều nước. Bằng chứng là các ca nhiễm SARS chỉ từ Bệnh viện Việt-Pháp, và cũng chỉ vài người trong tổng số 90% là y, bác sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, 10% là người có liên quan như người nhà bệnh nhân và 1 thợ điện, 1 thợ máy đã vào bệnh viện làm việc), tức là dịch chưa hoặc không lan ra cộng đồng. Thêm nữa, số bệnh nhân bị SARS đang ở Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (trong BV Bạch Mai kề BV Việt-Pháp) cũng chưa hề lây sang các bác sĩ ở đó; chứng tỏ các biện pháp phòng ngừa của chúng ta đã bảo vệ được những thầy thuốc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Từ diễn biến của dịch SARS năm 2003 cho thấy, cần chú ý đến con đường lây nhiễm của dịch bệnh, đặc biệt là trong môi trường bệnh viện, bởi nhiều người tưởng rằng đây là môi trường an toàn song lại là “ổ dịch” lớn nhất có thể phát tán và lây nhiễm.

“Chú ý nguy cơ dịch sởi lây từ chính bệnh viện” - 1

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

- Ông đánh giá thế nào về hệ thống y tế dự phòng của ta hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Nhiều nước trên thế giới không tổ chức mô hình hệ thống y tế dự phòng (YTDP) từ trung ương đến địa phương, có bác sĩ được đào tạo chuyên về phòng, chống dịch... như ở Việt Nam và không dễ gì chính phủ của họ lập ban chỉ đạo liên bộ, ngành (giao thông, công an, hải quan...) cùng đối phó với dịch như ta đang làm... Họ chỉ giải quyết bằng cách tăng cường các nhân viên từ trung tâm xuống các bệnh viện đang bị dịch, hoặc trong khi ta tập trung được người bệnh vào một số bệnh viện. Hoặc như ở Hồng Kông thì người ta lại cho người bệnh lại nằm rải rác tại nhiều bệnh viện (có thể do người bệnh mua BHYT ở nhiều bệnh viện khác nhau)..., như thế việc kiểm soát lây lan sẽ khó khăn hơn nhiều.

Nhưng nói thế không có nghĩa YTDP của ta đã tốt, bởi nó còn rất nhiều khiếm khuyết. Có thể nói vắn tắt là: Cán bộ y tế chưa thực hiện đúng quy định phòng bệnh cho mình khi tiếp xúc với BN; một số lĩnh vực của YTDP chưa đầu tư thoả đáng, không đồng bộ, chưa đủ khả năng xét nghiệm, phân tích virus...; và thêm vào đó, việc thiết kế bệnh viện bất hợp lý cũng là một tác nhân gây lây nhiễm.

- Vào bệnh viện của ta cũng như đi trong “mê cung”. Xin ông nói rõ kiến trúc bệnh viện liên quan thế nào đến lây nhiễm?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Các phòng kín, bí là điều kiện tốt cho vi khuẩn tồn tại lâu, cộng với hệ thống điều hoà không có màng lọc diệt khuẩn, điều hoà trung tâm thổi không khí (nhiễm khuẩn) từ phòng này qua phòng khác. Bố trí phòng mổ trên các tầng cao (tưởng trên cao không khí sạch) nhưng thực ra vi khuẩn trong không khí nhẹ lại theo đường điều hoà vào phòng mổ. Rồi những bất hợp lý về vị trí các khu, khoa cách ly, lây nhiễm... và vấn đề xử lý chất thải trong bệnh viện nữa.

“Chú ý nguy cơ dịch sởi lây từ chính bệnh viện” - 2

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, bệnh viện cũng là một trong những môi trường lây nhiễm dịch bệnh nếu không được chú ý và có biện pháp kiểm soát tốt.

- Người bị lây nhiễm trong bệnh viện, trách nhiệm thuộc về ai, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Ở các nước tư bản, dịch vụ y tế (thăm khám, điều trị...) được coi là một loại hàng hoá, vậy nếu hàng hoá không an toàn, người cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng, họ có thể kiện bệnh viện. Còn ta thì chưa coi dịch vụ y tế là hàng hoá, và dù ta đã có Luật Sức khoẻ nhân dân, nhưng chưa có pháp lệnh kiểm soát lây nhiễm. Thực tế vừa qua rất khó xử lý những trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm không muốn vào bệnh viện.

Ở Singapore người mắc bệnh lây nhiễm bị “quản thúc tại gia” theo luật y tế. Nếu chưa được phép ra khỏi nhà mà vi phạm, lần thứ nhất bị phạt 5.000 đôla Singapore, lần thứ hai: 10.000 đôla Singapore. Tóm lại công tác YTDP đòi hỏi tổng thể các biện pháp đồng bộ từ tổ chức đào tạo, trang bị, pháp luật đến truyền thông... Trong tình hình an ninh thế giới hiện nay, tại nhiều nước YTDP còn phải có khả năng đối phó với vũ khí sinh học  nữa.

- Chúng ta đã có những nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Hiện tại một bộ phận chuyên môn của Vụ Điều trị Bộ Y tế đang làm việc này.

- Xin cảm ơn ông.

H.Sơn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch sởi bùng phát