Để trẻ không bị các bệnh mùa lạnh tấn công

Ngày 10/11/2016 08:00 AM (GMT+7)

Hệ miễn dịch của trẻ vốn đã non yếu nên dễ bị tác động bởi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh. Nếu không được giữ ấm đầy đủ, trẻ sẽ có nguy cơ bị cảm hay mắc các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng…

Nhiệt độ không khí lúc trời nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi-rút, mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của trẻ. Vậy nên phụ huynh có con nhỏ thường phải tất bật hơn hẳn vào thời điểm này. Nhiệm vụ tối quan trọng là không để trẻ bị nhiễm lạnh bằng cách giữ ấm cơ thể khi ra ngoài hoặc sau khi tắm gội. Nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ nếu phát hiện trẻ bị sốt cao, có dấu hiệu bị viêm họng hay viêm mũi.

Sau mỗi lần bệnh vặt, sức khỏe và cân nặng trẻ lại giảm sút thấy rõ. Đó là chưa kể cả nhà cũng phải mệt mỏi không ít khi chăm sóc trẻ mắc bệnh. Ông bà ta vẫn thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ có thể tham khảo các cách phòng bệnh cho trẻ bên dưới để không còn phải chạy ngược chạy xuôi tìm cách chữa trị mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.

Để trẻ không bị các bệnh mùa lạnh tấn công - 1

Trẻ dễ mắc bệnh vặt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về sau

Cho trẻ uống đủ nước

Các mẹ thường nghĩ rằng chỉ nên cho trẻ uống nhiều nước vào mùa nóng nhằm cân bằng lượng nước thải ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu cũng như điều hòa thân nhiệt. Thế nhưng vào mùa lạnh, cơ thể của trẻ vẫn cần một lượng nước vừa đủ để phục vụ các chức năng sinh lý. Uống ít nước có thể dẫn đến lượng máu lưu thông đến thận bị thiếu hụt, dễ gặp tình trạng tiểu gắt hay không đi tiểu. Táo bón cũng là một bệnh thường gặp ở trẻ do uống ít nước.

Mẹ cũng lưu ý không cho trẻ uống nước quá nóng trong mùa lạnh vì dễ bị kích ứng do hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài nước ấm, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ép trái cây hoặc sinh tố để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Vệ sinh mũi

Chất nhầy trong mũi giữ vai trò tạo độ ẩm, ngăn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ khi phát hiện có dấu hiệu viêm mũi. Nước muối sinh lý để rửa mũi cần được làm ấm trước khi sử dụng. Để tránh trẻ bị nôn trớ, mẹ nên vệ sinh mũi trước khi ăn và khi trẻ vẫn còn thức, để nước mũi không chảy xuống cổ họng. Những ngày đầu mắc bệnh, dịch mũi của trẻ bắt đầu có nhiều, loãng và màu trắng trong. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, dịch mũi sẽ đặc sệt, đồng thời chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh, có mùi tanh đi kèm.

Chế độ dinh dưỡng

Một cơ thể khỏe mạnh cùng sức đề kháng ổn định sẽ giúp trẻ tránh được những tác nhân gây bệnh vào mùa lạnh. Do đó, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày là cách giúp trẻ không bị ốm vặt mỗi khi trở trời.

Trong các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp vitamin trong khi nhóm chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, cụ thể là vitamin C. Ngoài ra, vitamin cũng thường bị hao hụt trong quá trình bảo quản hoặc chế biến thức ăn. Rất nhiều trẻ thường từ chối ăn nguồn thực phẩm xanh (rau xanh và trái cây tươi) chứa nhiều dưỡng chất này, nên do vậy hàm lượng vitamin C cần cho sức đề kháng của trẻ cũng không được đáp ứng đầy đủ.

Để trẻ không bị các bệnh mùa lạnh tấn công - 2

Khuyến khích trẻ ăn rau quả để bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Tăng cường hàm lượng rau quả vào bữa ăn, thường xuyên thay đổi nước ép trái cây có mùi vị trẻ yêu thích… là những giải pháp mẹ vẫn đang làm để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ mỗi ngày nhưng vẫn chưa an tâm về hàm lượng vitamin C trẻ nhận được. Tại các nhà thuốc trên toàn quốc đều có bán các sản phẩm bổ sung vitamin C cho trẻ dưới 12 tuổi, nổi bật là chế phẩm siro có xuất xứ uy tín, an toàn và dễ dàng sử dụng có hàm lượng vitamin C 100 mg/5 mL. Chỉ cần ½ muỗng cà phê sirô vitamin C mỗi ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, để trẻ khoẻ mạnh vui chơi và tự do khám phá thế giới xung quanh.

Để biết thêm thông tin về cách bổ sung vitamin C cho trẻ, mẹ có thể truy cập vào website

Nguồn: [Tên nguồn].