Điểm danh những sai lầm tai hại của mẹ khi cho con bú

Ngày 22/02/2015 15:00 PM (GMT+7)

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút, nếu mẹ cho trẻ bú vượt khoảng thời gian đó dễ khiến bé đau bụng, tiêu chảy và nôn trớ.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Chính vì lợi ích đó, dù không phải là phương pháp duy nhất nhưng nuôi con bằng sữa mẹ vẫn được các mẹ tin tưởng.

Để trẻ có thể hấp thu tốt mọi dưỡng chất tuyệt vời trong sữa mẹ, các mẹ nên tránh những điều dưới đây.

1. Cho trẻ bú trong lúc tâm trạng buồn bực hoặc tức giận

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Các mẹ nên biết rằng sữa mẹ tiết ra trong khoảng thời gian đó không tốt cho trẻ bởi tác động của các hormone từ cơ thể mẹ tiết ra.

Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Bởi vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận.

2. Cho bé bú theo một khung giờ nhất định

Nhiều mẹ có thói quen sắp xếp một khung giờ cố định hoặc cho con bú theo đồng hồ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên mẹ không nên làm như vậy, thay vào đó hãy dựa vào các dấu hiệu của trẻ để phán đoán xem con có cần ăn hay không. Hãy cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên; đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.

Điểm danh những sai lầm tai hại của mẹ khi cho con bú - 1
Hãy cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên; đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú (Ảnh minh họa)

3. Cho bé bú sau khi tập thể dục xong

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

Nếu sau khi vừa vận động xong,  mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.

4. Ngừng cho con bú khi quay trở lại làm việc

Trở lại với công việc có thể gây áp lực cho những bà mẹ sinh con lần đầu và cả những bà mẹ sinh con lần 2 bởi những khó khăn do tìm 1 nơi yên tĩnh, sạch sẽ để vắt sữa, tận dụng thời gian nghỉ trưa để về cho con bú…Chính vì lí do này mà nhiều mẹ đã quyết định cai sữa cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ nên tìm biện pháp khắc phục thay vì vội vàng cai sữa cho bé.

Nếu mẹ đi làm lại sớm hơn 6 tháng, vẫn cần phải cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ dù có cho ăn thêm thực phẩm bổ sung. Các mẹ có thể vắt sữa ra bình để sẵn ở nhà để người trông có thể cho trẻ bú bình.

5. Mỗi lần cho trẻ bú quá lâu

Sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Ngoài ra, bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.

Điểm danh những sai lầm tai hại của mẹ khi cho con bú - 2
Sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy (Ảnh minh họa)

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.

6. Chỉ tập trung bú một bên

Sữa mẹ đều có ở cả hai bên ngực, nếu chỉ cho trẻ bú một bên dần dần sẽ khiến bầu ngực bên đó bị mất sữa. Không những vậy, khi trẻ chỉ được bú một bên, bé sẽ quen với nó nên rất khó để mẹ chuyển cho bé sang bên còn lại. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là mẹ cố gắng luân phiên cho bé bú ở cả hai bên ngực.

Bài liên quan:

Cho con bú mẹ tốt hơn hút sữa ti bình nhiều!

Cách làm xà phòng từ sữa mẹ

Xúc động tâm sự của mẹ Mỹ lần đầu cho con bú

Cuộc chiến' của các bà mẹ sữa người - sữa bò

Thanh Loan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cho con bú