Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp ở những người lần đầu cho con ăn dặm

Ngày 15/08/2017 16:53 PM (GMT+7)

Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để con của bạn bắt đầu ăn dặm, loại thực phẩm nào tốt nhất, nên tránh những gì?

Khi chuyển đổi từ việc chỉ ăn sữa mẹ sang tiếp nhận các thực phẩm tự nhiên khác đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên ở bé. Việc này mang đến cho các bậc cha mẹ sự vui mừng, hồ hởi nhưng bên cạnh đó cũng đi kèm những lo lắng, những câu hỏi về việc ăn dặm của con mình. Đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ điều này còn là một vấn đề lớn vì những lời khuyên từ những người xung quanh có thể gây nhiễu loạn, khiến họ không biết nên làm theo ai.

Hãy đừng vội vàng mà chú ý quan sát, lắng nghe chính em bé của bạn và đọc bài viết dưới đây để giải đáp được những thắc mắc thường gặp nhất ăn dặm.

1. Bé đòi và chạm vào thức ăn nghĩa là đã sẵn sàng ăn dặm?

Sự quan tâm của bé đối với thức ăn thực sự cũng chỉ là sự tò mò, hiếu kì khi bé nhận thức được các đồ vật xung quanh. Bạn đừng vội lầm tưởng đây là dấu hiệu bé có thể đủ điều kiện để bắt đầu ăn dặm.

Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp ở những người lần đầu cho con ăn dặm - 1

Đôi khi các bé mới chỉ 3-4 tháng tuổi đã có sự hiếu kì với đồ ăn. Ảnh minh họa

Điều bạn cầm làm là chú ý đến bé và nếu xuất hiện những hành vi sau, có lẽ con của bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

- Bé có thể ngồi thẳng và không cần giữ

- Bé mở miệng to, hào hứng khi bạn bón thức ăn

- Bé để ý, thể hiện sự hiếu kì, quan tâm khi bạn ăn

- Khi no, bé có thể sẽ quay lưng lại hoặc dựa lưng ra sau có ý không muốn ăn thêm

- Em bé hào hứng cầm mọi thứ và đưa chúng lên miệng

2. Cho bé ăn dặm bằng hoa quả trước rau củ sẽ làm bé thích ăn đồ ngọt?

Các loại trái cây và rau củ đều là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé bắt đầu ăn dặm vì chúng cung cấp nhiều vitamin tự nhiên giúp trẻ sơ sinh phát triển lành mạnh. Thay vì chú ý đến hương vị của rau củ, trái cây, bạn nên chú ý đến các chất dinh dưỡng mà loại thực phẩm đó cung cấp cho bé.

Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp ở những người lần đầu cho con ăn dặm - 2

Hãy chú ý đến cân bằng dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Những thực phẩm giàu chất sắt là một lựa chọn tuyệt vời cho bé bắt đầu ăn dặm vì trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi lượng sắt tự nhiên sẽ bị giảm xuống. Bạn có thể chọn ngũ cốc, bột có bổ sung sắt như những chế phẩm từ gạo, yến mạch. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm các loạt thịt xay mịn, thịt gia cầm, thị cá khi nấu bột cho bé. Sữa chua cũng là một loại thức ăn dặm tuyệt vời vì nó chứa cả canxi và protein.

Bạn không nên thay đổi các loại thức ăn dặm quá nhanh mà hãy đợi một vài ngày để xem phản ứng của bé xem bé có bị nhảy cảm hay dị ứng với loại nào hay không. Đặc biệt hơn, bạn hãy lựa chọn những thực phẩm hữu cơ để tránh sự tiếp xúc của bé với các chất hóa học trong gian đoạn non nớt, phát triển quan trọng này

3. "Tránh xa" các loại thực phẩm tiềm ẩn khả năng dị ứng sẽ giúp bé an toàn?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) đã cập nhật hướng dẫn về thực phẩm vào tháng 2, năm 2013. Thực tế hiện nay, các loại thực phẩm thuộc nhóm có khả năng gây dị ứng cao như: đậu phộng (lạc), các loại hạt, trứng, lúa mì, đậu nành, cá và tôm an toàn với hầu hết các bé từ 4 đến 6 tuổi khỏe mạnh bình thường.

Bạn chỉ cần tránh cho trẻ dùng sữa bò nguyên chất cho tới khi bé được hơn 1 tuổi. Điều nãy đã được khoa học chứng mình, trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa protein sữa cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đầy đủ.

Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp ở những người lần đầu cho con ăn dặm - 3

Sữa bò chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi sử dụng. Ảnh minh họa

Hiện nay, không có bằng chứng kết luận việc trì hoãn việc để trẻ tiếp xúc với các thực phẩm có khả năng dị ứng sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm mà thực tế, việc trì hoãn này càng làm tăng khả năng nguy cơ dị ứng thực phẩm của trẻ.

Bên cạnh đó các loại thực phẩm thuộc nhóm có khả năng dị ứng đều là những thực phẩm tốt, giàu dưỡng chất và vitamin cần cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu còn lo ngại về khả năng dị ứng, có thể tham khảo xem trong gia đình có ai bị dị ứng với loại thực phẩm nào để tránh cho bé ăn vì khả năng di truyền cao. Còn nếu không, mẹ đừng ngần ngại mà cho bé ăn các loại thực phẩm trên từ từ, từng chút một và đừng quên quan sát phản ứng của bé nhé.

Hi vọng kiến thức chúng tôi mang lại trong những giải đáp cho những câu hỏi phổ biến trên giúp bạn đỡ lo ngại và có thể tự tin bước giai đoạn  ăn dặm" của bé thật an toàn và hợp lý nhé.

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Ngọc Quỳnh (dịch theo Pareting)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm