Lỗi "khổ lắm nói mãi" của phụ huynh có con ở nhà cao tầng

Ngày 25/04/2015 09:57 AM (GMT+7)

Việc bé 4 tuổi ở Hà Nội suýt rơi từ ban công tầng 12 một lần nữa cảnh báo phụ huynh cần nắm rõ các qui tắc an toàn với trẻ nhỏ.

Những bi kịch bắt đầu từ sự chủ quan

Sáng ngày hôm qua (24/4) người dân chung cư CT3, khu đô thị Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội đã có một phen thót tim khi chứng kiến bé trai 4 tuổi ngồi vắt vẻo ngoài ban công tầng 12. Được biết, mẹ của bé là chị Đoàn T.T.T. (sinh năm 1987).  Hôm đó, vào lúc gần 9h sáng ngày 24/4, thấy cháu X.T đang ngủ, chị T. cùng mẹ tranh thủ qua nhà cũ gần đó lấy đồ. do đi nhanh nên chị T. khẽ khóa cửa gỗ chứ không khóa cửa sắt. Cháu X.T khi tỉnh dậy không thấy mẹ nên đã trèo ra can lan ngồi khóc. Sợ hãi hơn có lúc bé trai này đứng hẳn lên lan can rồi xoay người quay lưng ra ngoài và còn thò đầu xuống dưới nhìn đám đông trong khi ban công không có lưới che chắn nào.

Rất may, sau một thời gian ngồi khóc trên bệ ban công chỉ rộng 10m, bằng cách thần kỳ, cháu X.T đã tự trèo được vào trong, thoát khỏi bàn tay tử thần tỏng gang tấc.

Lỗi quot;khổ lắm nói mãiquot; của phụ huynh có con ở nhà cao tầng - 1
Hình ảnh "thót tim" của cháu X.T 4 tuổi khi đang ngồi khóc trên ban công tầng 12 KDT Văn Khê

Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng may mắn được như X.T.  Trước đó, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra cũng chính tại nhà CT3 KĐT Văn Khê, một bé 7 tuổi rơi từ cửa sổ tầng 4 xuống đất bất tỉnh vào ngày 18/6/2014. Được biết, cháu bé tên L., quê ở Nghệ An ra chơi. Chị cháu L. đưa một em khác đi học, còn L. ở nhà một mình ngoài người ra cửa sổ xem rồi không may rơi xuống đất.

Hay như vào hồi tháng 11/2012, tại chung cư Phú Mỹ Thuận (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM), bé L.A (4 tuổi) bị rơi xuống từ cửa sổ tầng 15 của căn hộ. Nguyên nhân được xác định là do khi đang ngồi nghịch iPad trên ghế sofa sát cửa sổ, thấy iPad bị văng ra ngoài nên bé theo phản xạ đã nhoài người ra chụp lại rồi bị rơi xuống. Thời điểm đó, bà ngoại của bé bế em của L.A qua nhà hàng xóm, chỉ khoảng 5 phút về thì không thấy cháu đâu. Tìm khắp nơi, bà phát hiện cửa sổ phòng khách mở tung, chiếc iPad để trên bàn cũng biến mất. Nhìn qua cửa sổ xuống dưới đất, bà mới thấy cháu nằm bất động dưới đất.

Qui tắc an toàn với trẻ nhỏ ở nhà cao tầng - chuyện "khổ lắm nói mãi"

Hiện nay, hầu hết các khu chung cư, căn hộ cao tầng ở Việt Nam đều không có thiết bị bảo vệ ở lan can, ban công hay cửa sổ hoặc nếu có cũng quá sơ sài do cần nhấn mạnh đến yếu tổ thẩm mỹ. Một số chung cư cao cấp mới xây thời gian gần đây, tuy đã có ý thức nâng cao chiều cao của lan can ban công nhằm tránh trường hợp trẻ leo trèo.

Tuy nhiên cũng chính vì lý do này, nhiều cha mẹ lại càng thêm chủ quan, thoải mái đặt ghế ngồi, chậu cây hay các vật dụng gia đình ngoài ban công hở mà không biết, chính những vật dụng này lại là "bậc thang" giúp trẻ dễ dàng leo trèo để đến với...tử thần. Cần nói, những vụ việc trẻ gặp đa chấn thương, thậm chí tử vong do ngã từ nhà cao tầng tuy đã được cảnh báo từ rất lâu song vẫn liên tiếp xảy ra.

Lỗi quot;khổ lắm nói mãiquot; của phụ huynh có con ở nhà cao tầng - 2
Lan can ban công khá cao nhưng do để quá nhiều đồ đạc, trẻ vẫn có thể trèo lên. (Ảnh chụp tại ban công nhà chị T ở CT3 khu đô thị Văn Khê - nơi xảy ra vụ việc ngày 24/4)

Việc bé 4 tuổi ở Hà Nội suýt rơi từ tầng 12 do mẹ để quá nhiều đồ đạc ở ban công một lần nữa cảnh báo phụ huynh cần nắm rõ các qui tắc an toàn với trẻ nhỏ:

- Không để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình trong bất cứ trường hợp nào.

- Không nên tin tưởng 100% giao phó tính mạng và sự an toàn của trẻ cho người giúp việc trong gia đình hoặc người già, người cao tuổi. Sự tận tâm của người giúp việc cũng như sức khỏe, phản xạ ở người già, người cao tuổi không là những thứ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho con của bạn.

- Luôn luôn nhắc và dặn con không leo trèo lên ban công, cửa sổ.

- Luôn đặt cũi, giường, bàn, ghế và các đồ nội thất trong nhà tránh xa ban công, cửa sổ.

- Bảo vệ cửa sổ bằng các chấn song cửa sổ có khoảng cách giữa các song sắt cách nhau không quá 10cm.

- Tất cả các cửa sổ trong các khung chung cư và nhà cao tầng có độ cao hơn 5 mét cách mặt đất đều cần có chốt khoá cửa sổ để đảm bảo không bao giờ mở cửa sổ với khoảng cách rộng quá 12.5cm so với khung cửa.

Lỗi quot;khổ lắm nói mãiquot; của phụ huynh có con ở nhà cao tầng - 3
Các cửa sổ ở nhà cao tầng, chung cư nên lắp chốt mở hé cửa

- Cửa ra ban công luôn được khoá nếu cha mẹ không có nhà hoặc ở nhà nhưng không có khả năng để mắt đến con toàn thời gian.

- Có thể lắp chắn gỗ hoặc inox phân cách thêm một lớp an toàn tại cửa ra ban công.

- Với trẻ nhỏ, không tạo cho con thói quen ra ban công chơi.

- Không bế con lại gần ban công, đùa nghịch sát thành ban công. Điều này sẽ kích thích trẻ tò mò với cảnh quan bên dưới ban công và có thể tự xoay sở để trèo lên khi không có bố mẹ.

- Với các căn hộ chung cư, nếu có điều kiện, cần thiết nên lắp lưới an toàn, lồng sắt hay lồng kính ở ban công.

Lỗi quot;khổ lắm nói mãiquot; của phụ huynh có con ở nhà cao tầng - 4
Nên lắp lưới an toàn tại ban công các căn hộ chung cư

- Không để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình trong bất cứ trường hợp nào.

- Không nên tin tưởng 100% giao phó tính mạng và sự an toàn của trẻ cho người giúp việc trong gia đình hoặc người già, người cao tuổi. Sự tận tâm của người giúp việc cũng như sức khỏe, phản xạ ở người già, người cao tuổi không là những thứ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho con của bạn

H.My
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé