Những nguyên nhân là "do mẹ" khiến bé mắc bệnh hăm tã mà mẹ không hề hay biết

Ngày 28/05/2017 14:00 PM (GMT+7)

Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến khiến bé khó chịu, quấy khóc thậm chí là mắc bệnh viêm da.

Trên thực tế, hăm tã là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ. Lớp da tại vùng tiếp xúc với tã sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Một số nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Do dị ứng

Thông thường, bé bị hăm tã là do tiếp xúc với nước tiểu trong thời gian dài. Khi đó chất bẩn, vi khuẩn thâm nhập vào da gây ửng đỏ, lớp da trở nên căng bóng. Nếu không chữa trị kịp thời các vết tấy đỏ sẽ mưng mủ, khiến bé khó chịu.

Ngoài ra, khi tắm cho bé xong mẹ chưa lau khô người đã vội quấn tã ngay cũng chính là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.

Những nguyên nhân là amp;#34;do mẹamp;#34; khiến bé mắc bệnh hăm tã mà mẹ không hề hay biết - 1

Ảnh minh họa

Mẹ không thay tã cho bé thường xuyên

Trẻ nhỏ có thể vệ sinh hàng chục lần mỗi ngày, cho dù dùng tã giấy hay tã vải thì các mẹ cũng nên chú ý việc thay tã cho con kịp thời, tránh để quá lâu đặc biệt là trong những ngày hè oi bức.

Mẹ vệ sinh cho trẻ không đúng cách

Việc mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách làm tăng khả năng khiến bé bị hăm tã bởi nước tiểu đọng lại quá lâu. Rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sau đó thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Mẹ cần nhẹ nhàng tránh để bé đau và gây xước da.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như da bị dị ứng với chất liệu của tã, tã của bé không được sạch sẽ, mẹ quấn tã quá chặt hay bé bị tiêu chảy kéo dài…

Cách phòng tránh hiệu quả

Thông thường, bé phải được thay tã 8 – 10 lần mỗi ngày tránh để tã quá ẩm ướt hoặc dính phân quá lâu. Nên dùng tã giấy có khả năng hút vì nó sẽ khiến da của bé khô lâu.

Lau rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, sau đó thay tã mới cho bé. Mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng tránh làm đau trẻ.

Cách tốt nhất là không lạm dụng vào bỉm, nếu trời ấm mẹ có thể cởi bỉm cho con, để da bé được thoáng khí và có cảm giác thoáng mát.

Sử dụng dầu gan cá tuyết để khử trùng khi bé bị hăm tã.

Những nguyên nhân là amp;#34;do mẹamp;#34; khiến bé mắc bệnh hăm tã mà mẹ không hề hay biết - 2

Mẹ nên thay tã cho bé kịp thời, tránh dể da tiếp xúc với nước tiểu và phân quá lâu. (Ảnh minh họa)

Khi nào bé cần sự giúp đỡ của bác sĩ?

- Nếu bé bị hăm tã trên 5 ngày, mẹ đã sử dụng những biện pháp trên mà không hiệu quả thì nên đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.

- Khi trẻ bị sốt kéo dài

- Khi vết hăm lan rộng, nổi nhiều mụn mủ hơn trước

- Đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu hăm tã kèm theo tiêu chảy

Thanh Hường (Theo Mamatify)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách