Phương pháp Montessori: Dạy trẻ 2-6 tuổi biết làm mọi việc từ rất sớm

Ngày 12/09/2017 15:25 PM (GMT+7)

Phương pháp Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay.

Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục mà trong đó coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt. Phương pháp này ra đời từ đầu thế kỷ XX, do tiến sỹ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952) sáng lập.

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức tiến bộ và hiện đại.

Phương pháp Montessori: Dạy trẻ 2-6 tuổi biết làm mọi việc từ rất sớm - 1

Trẻ học và chơi cùng các dụng cụ (Ảnh minh họa)

Phương pháp giáo dục này chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi. Thông qua đó, trẻ sẽ hình thành kỹ năng xã hội từ rất sớm, có khả năng cư xử và suy nghĩ một cách độc lập, biết làm rất nhiều công việc từ rất sớm...

5 lĩnh vực của phương pháp Montessori

- Thực hành cuộc sống: Trẻ được học cách thắt dây giầy, mặc áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn uống đơn giản, tự đi vệ sinh...

- Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện.

- Nghệ thuật ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được dậy nhận mặt chữ và tô chữ...

- Toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số thông qua các tài liệu giảng dạy do giáo viên phát.

- Các chủ đề về văn hoá: Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc...

Phương pháp Montessori: Dạy trẻ 2-6 tuổi biết làm mọi việc từ rất sớm - 2

Trẻ vui vẻ chơi với các mô hình (Ảnh minh họa)

Nguyên tắc của phương pháp Montessori

1. Tôn trọng, không áp đặt trẻ

Tôn trọng quyền tự do của trẻ khi chọn cách học là nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp Montessori. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập với những kỹ năng, năng lực và sự quan tâm riêng biệt, do đó việc bố mẹ áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có.

Tiếp nhận các kiến thức bằng bản năng, trẻ sẽ tiếp thu cái mới một cách tự nhiên, dễ dàng và dần dần sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức. Hãy để trẻ tự do khám phá trong nhà và ngoài trời miễn là con được đảm bảo an toàn. Từ đó, trẻ sẽ học được cách tự lập và kích thích trí tuệ của trẻ phát triển.

Phương pháp Montessori: Dạy trẻ 2-6 tuổi biết làm mọi việc từ rất sớm - 3

Tôn trọng quyền tự do của trẻ là nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp Montessori. (Ảnh minh họa)

2. Không có phần thưởng hay trừng phạt

Không ít bố mẹ hoặc thầy cô vẫn thường treo giải thưởng để khuyến khích con đạt tới thành tích nào đó, ngược lại, khi con không nghe lời, bị điểm xấu hay phạm một lỗi nào đó thì sẽ bị đánh đòn, la mắng, so sánh với các bạn khác.

Đối với phương pháp Montessori, bố mẹ cần nhớ không có phần thưởng cũng như các hình phạt. Nếu trẻ làm sai một việc nào đó, hãy minh họa cách làm đúng cho trẻ thấy. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề, mà hãy tập trung giúp trẻ nhận thức được những việc trẻ chưa làm đúng.

3. Học tập luôn đi kèm với thực hành

Cách tốt nhất giúp trẻ vận dụng tốt được những điều học được là để chúng tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Trẻ có xu hướng bắt chước những hoạt động mà họ quan sát được. Do đó, mục đích của giáo dục Montessori là chỉ ra cách thực hiện các nhiệm vụ, để trẻ phát triển theo cách tự thực hiện chúng.

Trong các lớp cuộc sống thực tế, trẻ mầm non học cách đánh răng, mặc quần áo, chuẩn bị bữa ăn nhẹ, làm sạch sau mình, vân vân. Những kỹ năng này giúp họ trở nên tự tin và sẵn sàng cho cuộc sống khi trở thành thanh thiếu niên.

4. Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Khi thấy bé đang say mê chơi một món đồ chơi nào đó, bố mẹ không nên xen vào trừ khi có một lý do đặc biệt. Bé cần sự tập trung để tìm ra nhiều cách chơi của riêng mình, cũng như giải quyết vấn đề gặp phải trong lúc chơi. 

Phương pháp Montessori: Dạy trẻ 2-6 tuổi biết làm mọi việc từ rất sớm - 4

Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ (Ảnh minh họa)

5. Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ

Theo Tiến sĩ Montessori, thiên nhiên giúp trẻ nhận thức được thực tế. Có rất nhiều hoạt động học tập và các cuộc phiêu lưu kỳ thú dành cho trẻ diễn ra ngoài trời với không khí trong lành thay vì ở tại lớp học hoặc trong nhà.

6. Giáo viên, bố mẹ không phải là trung tâm

Vai trò của giáo viên, bố mẹ là tập trung vào việc chuẩn bị tài liệu học tập để đáp ứng nhu cầu và lợi ích của trẻ. Bố mẹ, thầy cô nên làm bạn với con, dạy con bằng cách làm mẫu trước thay vì phán xét việc trẻ làm là đúng hay sai. Người lớn cần phải cân bằng nguyên tắc không can thiệp trực tiếp vào việc học của trẻ, nhưng lại không được bỏ rơi trẻ.

Trên đây là những nguyên tắc và lĩnh vực mà cha mẹ cần nhớ khi giáo dục con theo phương pháp Montessori để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Thanh Loan (Dịch từ Kids-collective)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con