Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này

Ngày 07/09/2017 12:18 PM (GMT+7)

Theo Bác sĩ Lê Quang Hào - Viện dinh dưỡng Quốc gia, trẻ bị thiếu kẽm chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, lớn lên có nguy cơ rất cao dẫn đến vô sinh.

Kẽm được tìm thấy từ năm 1509. Năm 1961, nhà hóa sinh học người Ấn Độ Ananda Prasad đã nghiên cứu bệnh thiếu kẽm ở người, động vật và có báo cáo cho biết cơ thể người thiếu kẽm sinh ra viêm gan, viêm tụy, chậm phát triển về giới tính.

Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này - 1

Bác sĩ Lê Quang Hào, Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia

Theo đó, trong cơ thể người có 2-3gr kẽm và có hầu hết trong các loại tế bào, các bộ phận cơ thể nhưng thiếu nhất tại gan, thận, xương, tinh hoàn, da, tóc, móng. Kẽm thẩm thấu vào cơ thể tại phần trên ruột non.

Có thể nói, kẽm là một trong những yếu tố vi lượng quan trọng, cũng giống như sắt, thế nhưng thực tế có khoảng 80% trẻ em và gần như toàn bộ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu kẽm. Hiện nay, vị trí của kẽm lại được đánh giá thấp hơn nhiều so với vai trò của nó đối với sự phát triển của con người.

Dưới đây, bác sĩ Lê Quang Hào sẽ có những chia sẻ về tầm quan trọng cũng như hậu quả của việc thiếu kẽm, đặc biệt thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.

Tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Kẽm rất quan trọng trong cơ thể người, đối với trẻ em lại cực kỳ quan trọng vì kẽm giúp cho các bé phát triển bình thường nhất. Hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể được xác định có lệ thuộc vào chất kẽm. Kẽm can thiệp vào chuyển hóa Gluxit, protein, axit béo và axit nucleic - một trong những vai trò rõ nhất của nó là tham gia vào chương trình gen trong axit nucleic (tổng hợp gen, sao chép ADN,…).

Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này - 2

Kẽm là chất dinh dưỡng giúp cho các bé phát triển bình thường nhất. Ảnh minh họa

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormone khác: hormone tăng trưởng, Insulin, thymulin,…

Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong việc ngăn ngừa ung thư như ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường.

Ngoài đặc tính can thiệp vào cấu trúc và hoạt hóa Coenzym của nhiều phân tử, kẽm là một chất bảo vệ chống oxy hóa, nó chống lại tác dụng của một vài loại chất độc, kim loại nặng như cadimi và một số chất ô nhiễm khác.

Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ

Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này - 3

Khi thiếu kẽm, trẻ có các biểu hiện tương đối rõ ràng, đầu tiên các bé chậm phát triển về trí tuệ. Thứ 2, bé hay ốm, hay bị dị ứng, chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao.

Biểu hiện ra bên ngoài là dễ bị rối loạn về tiêu hóa, tóc xơ cứng, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng.

Móng dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng. Da khô là dấu hiệu gián tiếp, gia tăng tính nhiễm trùng.

Trẻ biếng ăn hay bị viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi bản đồ. Ngoài ra, trẻ hay bị dị thực thức ăn (thích ăn một thứ thức ăn lạ như đất sét, vôi tường hay cắn móng tay,…). Khi trẻ có biểu hiện bố mẹ phải nghĩ đến ngay vấn đề con bị thiếu kẽm.

Nguyên nhân thiếu kẽm ở trẻ

Nguyên nhân thường do chế độ dinh dưỡng thiếu. Trong các loại thức ăn kẽm không cao, chỉ có một số thức ăn chứa hàm lượng kẽm tương đối cao như con hàu nhưng các bé lại ít ăn hàu.

Việc hấp thu kẽm của cơ thể cũng không tốt. Tỉ lệ hấp thu kẽm ở cơ thể con người lúc thiếu chỉ được 20-30%, bình thường hấp thu 5%, bên cạnh lượng kẽm trong thức ăn thiếu dẫn đến các bé bị thiếu kẽm.

Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này - 4

Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu kẽm ở trẻ là do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Hậu quả của việc thiếu kẽm có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh

Nếu thiếu kẽm các bé sẽ chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, lớn lên thiếu kẽm có nguy cơ rất cao dẫn đến vô sinh, chậm phát triển bởi kẽm cần thiết cho cấu tạo của hormone sinh dụng nam, testosterone, thiếu hụt kẽm ở đàn ông dẫn đến giảm số lượng tinh trùng, giảm tần xuất hoạt động tình dụng.

Ngoài ra, phụ nữ có thai thiếu kẽm có nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần. Sắt được cung cấp một cách có hệ thống trong thai kỳ cũng sẽ ngăn chặn hấp thu kẽm, có thể làm mức độ thiếu kẽm nặng thêm.

Kẽm còn liên quan đến các hocmon như hoocmon tăng trưởng, insulin trong bệnh tiểu đường, thiếu kẽm nguy cơ bệnh tiểu đường gia tăng.

Bên cạnh đó, thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ bị nhẹ cân lúc sinh nếu bà mẹ bị thiếu kẽm khi mang thai. Thiếu kẽm về lâu về dài sẽ làm giảm khối lượng cơ và loãng xương.

Tuy nhiên nếu thừa kẽm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tổn thương tế bào gan, thiếu máu, giảm miễn dịch

Bệnh Acrodematitis Enteropathica (do di truyền cơ thể không hấp thu kẽm) khiến da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông.

Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này - 5

Hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể được xác định có lệ thuộc vào chất kẽm. (Ảnh minh họa)

Nhu cầu kẽm đối với cơ thể con người

STT Đối tượng Mg/ngày
1

Trẻ 0-12 tháng tuổi

6
2

Trẻ 1-9 tuổi

10
3

Trẻ 10-12 tuổi

12
4

Nam 13-19 tuổi

15
5

Nữ 13-19 tuổi

12
6

Nam trưởng thành

15
7

Nữ trưởng thành

12
8

Phụ nữ có thai

15
9

Phụ nữ cho con bú

19
10

Trên 60 tuổi

12

Bổ sung kẽm cho trẻ

Thiếu kẽm lâu dài ở trẻ có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh sau này - 6

Kẽm có nhiều nhất trong hàu. (Ảnh internet)

Khi thấy trẻ có biểu hiện của thiếu kẽm, bố mẹ nên cho trẻ đi đến các cơ sở y tế kiểm tra. Nếu thiếu kẽm, bé sẽ được bù kẽm bằng con đường như thực phẩm bổ sung kẽm, uống thuốc kẽm.

Thời gian bổ sung kẽm là 2-3 tháng, căn cứ theo trọng lượng cơ thể: 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố (2,5-7,5mg sulphat Zn hay 3,5-10,5mg gluconat Zn)/kg cân nặng. Uống sau ăn 30 phút là thích hợp nhất. Khi bổ sung đầy đủ, các bé sẽ hồi phục trở lại.

Ngoài ra, bố mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn có thực phẩm giàu kẽm như hàu (70mg/100gr); gan (7,8mg/100gr); Sò (5,3mg/100gr); thịt đỏ (4,3mg/100gr); trứng (1,5mg/100gr).

Kẽm có trong ngũ cốc, rau khô và hạt có dầu nhưng cũng khó hấp thu như sắt. 

Việc thiếu kẽm là vấn đề rất rộng liên quan đến toàn cầu không chỉ riêng ở Việt Nam. Chúng ta lưu ý bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ.

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em