Trẻ 5 tháng tuổi: Mẹ phải chăm sóc như thế nào?

Ngày 03/09/2017 15:40 PM (GMT+7)

Trẻ 5 tháng tuổi phát triển mạnh về ngôn ngữ nên cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện với con hơn.

1. Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi: Mẹ phải chăm sóc như thế nào? - 1

Bé trai 5 tháng nặng trung bình 6,1 - 9,2kg. Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO  thì cân nặng, chiều cao bình thường của bé 5 tháng tuổi như sau:

- Bé trai nặng từ 6,1 đến 9,2 kg, cao từ 61,9 đến 69,9 cm

- Bé gái nặng từ 5,5 đến 8,7 kg, cao từ 59,9 đến 68,2 cm

2. Cách chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi

Thời gian ăn ngủ và ăn

Khi được 5 tháng tuổi, bé vẫn sẽ thức dậy từ 1-3 lần trong đêm để ăn. Nếu con thức giấc nhiều hơn thì mẹ nên kiểm tra xem con có gặp vấn đề gì với việc ngủ hay có bị ốm không?

Trẻ 5 tháng tuổi nên ngủ khoảng 3-4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 3-4 giờ, cộng thêm 11-12 tiếng vào ban đêm.

Về chế độ ăn, trẻ vẫn sẽ bú mẹ hoặc bú sữa công thức chủ yếu. Mẹ có thể cho bé ăn dặm tùy theo thể trạng và nhu cầu của con. Trẻ bú sữa ít nhất 7 đến 10 lần 1 ngày (5-6 lần ban ngày, 2-4 lần ban đêm). Mẹ không cần cho con uống nước thêm vì trong sữa đã có đủ lượng nước cần thiết.

Chọn quần áo cho bé

Lúc này mẹ vẫn cần phải chọn quần áo mềm mại có chất liệu an toàn, không gây kích ứng da. Mẹ nên mặc đồ liền cho con thay vì quần áo rời. Mũ trùm đầu không còn quá cần thiết.

Cách giao tiếp với bé

Để giúp bé 5 tháng tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ, nói chuyện tốt hơn sau nay bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con. Khi nói chuyện hãy nhìn vào mắt con và làm các biểu cảm trên khuôn mặt để giúp con hiểu liên kết giữa lời nói và nét mặt.

Có rất nhiều trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau như hát, đọc sách, chơi ú òa... Các trò chơi này sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ đồng thời con cũng sẽ có những khoảng thời gian vui vẻ.

Đôi khi bé sẽ không hứng thú với việc trò chuyện hoặc chơi đùa vì buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Mẹ hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể để biết con cần gì.

Khi trẻ 5 tháng tuổi quấy khóc mẹ nên kiểm tra xem con đã ăn no chưa, tã có bị bẩn không, hay có bị đau ở đâu không. Dù bé khóc vì lý do gì thì mẹ cũng cần dỗ cho con nín khóc bằng cách nói chuyện, an ủi.

3. Thức ăn cho trẻ 5 tháng tuổi

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn ăn dặm chủ yếu cho đến khi bé đủ 1 tuổi. Để biết được rằng con đã sẵn sàng ăn dặm chưa, mẹ hãy tham khảo y kiến của bác sĩ nhi khoa. Một số bé vẫn thích bú mẹ hơn và không quan tâm đến đồ ăn cho đến khi đủ 6 tháng. Tuy nhiên, số khác sẽ bắt đầu tò mò với đồ ăn và muốn được nếm thử.

Sau đây là lời khuyên cho khẩu phần ăn dặm của trẻ 5 tháng tuổi:

- Tối đa 1-2 phần ngũ cốc em bé (1 phần = 1-2 thìa canh )

- Khoảng 1- 2 phần trái cây

- Khoảng 1-2 phần rau 

Mẹ nên cho con ăn dặm khoảng 1 bữa/ ngày. Thời gian ăn thích hợp nhất là vào buổi sáng tầm 10 giờ. Thức ăn phù hợp cho bé là dạng nghiền nhuyễn hoặc lỏng.

4. Trẻ 5 tháng tuổi biết làm những gì?

Bé đã có thể phân biệt tốt hơn các màu sắc khác nhau. Bé không chỉ phân biệt được giữa màu sáng và tối mà còn phân biệt được nhiều màu sắc tinh tế khác.

Bây giờ trẻ có thể phát hiện được món đồ chơi ngào tầm tay và với lấy nó, quay đầu lại khi nghe thấy âm thanh, tiếng nói.

Trẻ 5 tháng tuổi: Mẹ phải chăm sóc như thế nào? - 2

Bé lắng nghe lời nói của bố mẹ. Ảnh minh họa.

Trẻ sẽ lắng nghe những gì bạn nói và có thể sớm bắt chước lời nói của bạn.

Khả năng cầm nắm, buông đồ vật bằng tất cả các ngón tay đã tương đối hoàn thiện.

Khả năng nhận thức: Bé đã biết được ràng mọi thứ vẫn sẽ tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy chúng. Trẻ có thể bắt đầu lẫy khi đặt nằm sấp. Bởi vậy, mẹ không bao giờ được để bé nằm một mình trên giường hoặc những nơi cao vì bé có thể bị ngã và bị thương.

Đối với trẻ 5 tháng tuổi thì việc bò vẫn còn xa vời. Thông thường các bé sẽ biết bò khi được 10 tháng. Một số bé sẽ bắt đầu bò sớm hơn.

5. Chọn đồ chơi cho trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Thơi gian này bé đã có thể cầm, nắm đồ chơi bằng tất cả các ngón tay của mình. Mẹ nên đảm bảo đồ chơi làm từ chất liệu an toàn để tránh ngộ độc khi con cho vào miệng cắn. Sau đây là những món đồ chơi mẹ có thể mua cho bé:

- Đồ chơi phát triển vận động: các đồ chơi mà con có thể gõ, hoặc kéo, quay để tập vận động tay. Mẹ cũng nên bỏ bớt các đồ chơi treo trên nôi để khi bé chồm dậy không bị mắc kẹt.

Trẻ 5 tháng tuổi: Mẹ phải chăm sóc như thế nào? - 3

Trẻ 5 tháng tuổi đã có thể cầm nắm đồ chơi bằng mọi ngón tay. Ảnh minh họa.

- Thú nhồi bông: Ở tuổi này, các bé rất thích thú nhồi bông. Mẹ nên chọn những món đồ mềm mại và êm ái. Hãy cố gắng hạn chế chuông, nút, ruy băng, mắt nhựa trên đồ chơi vì bé có thể bứt ra và cho vào miệng khiến gây nghẹt thở.

- Sách truyện: Việc đọc truyện cho trẻ 5 tháng tuổi đem lại rất nhiều lợi ích. Lắng nghe giọng nói của mẹ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

- Đồ chơi lục lạc: Tiếng động khiến bé cảm thấy hứng thú. Bố mẹ có thể mua cho bé lục lạc hoặc các đồ chơi tạo ra tiếng động. Trẻ sẽ sớm học được về âm thanh nhịp điệu qua các loại đồ chơi này. Tuy nhiên chú ý chọn những loại mà bé không thể nuốt được.

6. Kiến thức khác về trẻ 5 tháng tuổi

Mỗi em bé sẽ có sự phát triển với tốc độ riêng. Mẹ không cần quá lo lắng nếu con chưa đạt được tất cả các tiêu chuẩn cần thiết.

Nếu sinh non thì bé sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể làm được nhưng việc giống như bạn đồng trang lứa.

7. Thực phẩm nên và không nên cho bé 5 tháng ăn

Con sẽ vẫn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là chủ yếu. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho ăn ngũ cốc, rau và trái cây.

Mẹ nên tránh cho bé ăn cà rốt, rau bina, đậu xanh, củ cải, bí đao. Ngoài ra các loại thức ăn sau cũng không nên dùng đến khi bé đủ 1 tuổi: mật ong, kẹo, bơ đậu phộng, quả nho, các loại hạt, phô mai.

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Lê Ánh (Dịch từ Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách