Trẻ bị hăm tã, phải điều trị làm sao?

Ngày 20/08/2017 16:06 PM (GMT+7)

Hăm tã tuy không nguy hiểm nhưng để lâu dài có thể khiến trẻ bị nhiễm nấm, vi khuẩn.

Hăm tã là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hăm tã thường gây khó chịu cho trẻ và khiến cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên chỉ cần vài thay đổi đơn giản trong việc thay tã cho trẻ bạn có thể giảm hẳn tình trạng hăm tã.

1. Hăm tã là gì?

Hăm tã là hiện tượng viêm da tại vùng da tiếp xúc với tã của trẻ. Khi bị hăm tã da của trẻ có thể hơi sưng và có phát ban nhẹ với vài đốm đỏ ở khu vực nhỏ hoặc rộng hơn. Các vết đỏ có thể lan đến vùng bụng và đùi của trẻ.

Trẻ bị hăm tã, phải điều trị làm sao? - 1

Hăm tã cần điều trị sớm. (Ảnh minh họa)

Hăm tã thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Hầu hết trẻ sẽ bị hăm tã ít nhất một lần trong 3 năm đầu đời. Hăm tã tuy không gây hại nhiều cho trẻ nhưng để lâu dài có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn nên cha mẹ cần chữa trị cho trẻ sớm.

2. Nguyên nhân gây ra hăm tã

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hăm tã nhưng chủ yếu do da trẻ tiếp xúc với nước tiểu, các chất gây kích ứng, vi khuẩn và nấm tích tụ ở tã. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra hăm tã:

- Ẩm ướt: Loại tã thấm hút nhất cũng sẽ để lại một chút độ ẩm trên da trẻ. Khi nước tiểu của trẻ hòa với vi khuẩn từ phần chất thải ứ đọng sẽ phân hủy thành ammonia, khiến cho da trẻ bị kích ứng. Đó là lý do tại sao trẻ bị tiêu chảy thường dễ bị hăm tã hơn.

Mặc dù trẻ lâu được thay tã sẽ dễ có nguy cơ bị hăm tã hơn thì các trẻ có da nhạy cảm đều có thể bị hăm tã ngay cả khi được thay tã thường xuyên.

Trẻ bị hăm tã, phải điều trị làm sao? - 2

Ẩm ướt là nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã. (Ảnh minh họa)

- Cọ xát da: Hăm tã có thể do phần da non nớt của trẻ cọ sát với bề mặt thô ráp của tã. Đặc biệt nếu trẻ bị nhạy cảm với các hóa chất thì các loại chất thơm trong tã hoặc chất tẩy rửa giặt tã vải cũng có thể gây kích ứng da.

- Thực phẩm mới: Hăm tã cũng phổ biến khi trẻ bắt đầu ăn dặm hoặc thử thức ăn mới. Nếu trẻ đang bú mẹ thì trẻ cũng có thể phản ứng với đồ ăn mà mẹ ăn,

- Nhiễm khuẩn hoặc nấm men. Khu vực tã ẩm ướt là môi trường dễ dàng phát triển nấm men hoặc các loại khuẩn khiến da trẻ bị nổi ban, hoặc nứt nẻ.

- Kháng sinh: Trẻ đang dùng kháng sinh cũng có thể bị nhiễm khuẩn nấm men do kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại.

3. Điều trị hăm tã ở trẻ

Nếu trẻ hăm tã thường xuyên bạn có thể sử dụng những cách sau:

- Giữ cho da trẻ sạch và khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tay tã cả cho trẻ vào ban đêm để da trẻ không bị ẩm ướt.

- Dùng nước ấm và khăn mềm rửa sạch vùng mặc tã sau mỗi lần thay tã. Bạn không nên sử dụng khăn lau có chứa cồn hoặc mùi thơm.

- Giữ da trẻ khô thoáng và không chà sát da trẻ.

Trẻ bị hăm tã, phải điều trị làm sao? - 3

Các loại tã thấm hút tốt giúp hạn chế hăm tã. (Ảnh minh họa)

- Mặc tã lỏng để mông trẻ được thoáng khí.

- Chọn các loại tã có chất lượng và an toàn.

Bạn cần trẻ đi bác sĩ khám di da trẻ có mủ, lở loét, bị đóng vảy vàng hoặc trẻ hăm tã kéo dài trên 5 ngày.

Lê Ánh (Dịch từ Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách