Xoa cao giảm sưng cho bé, mẹ trẻ vô tình khiến con phải nhập viện

Ngày 26/08/2017 10:40 AM (GMT+7)

Tưởng con đau nhức bình thường người mẹ chủ quan xoa cao nhằm bớt sưng tấy song không ngờ bệnh nghiêm trọng hơn.

Trương Trương (sinh sống tại Trung Quốc) vừa mới có buổi dã ngoại leo núi và trải nghiệm cùng các bạn trong lớp. Do chạy nhảy nhiều lại có phần mải chơi tiểu Trương bị ngã va đầu vào vách núi.

Tiểu Trương cho biết thời điểm bị ngã đầu chỉ có hơi đau nhức và sưng tấy nhưng thật may là không chảy máu. Khi trở về nhà cậu bé có kể lại cho người thân và được mẹ xoa cao nhằm giảm sưng.

Một thời gian sau, Trương Trương cảm nhận thấy đầu đau và choáng váng dữ dội. Thấy con có biểu hiện lạ, người mẹ liền đưa tới bệnh viện kiểm tra. Tại đây các sĩ cho biết não có cục máu tụ, tình trạng này xuất hiện do thói quen xoa cao khiến vùng da nóng, mao mạch co rút làm tăng tụ máu, trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc.

Xoa cao giảm sưng cho bé, mẹ trẻ vô tình khiến con phải nhập viện - 1

Mẹ không nên xoa cao khi trẻ gặp vết thương bị sưng tấy. (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Sheng tại bệnh viện thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cho biết tiểu Trương xuất hiện tình trạng tụ máu nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng cần có cách điều trị hợp lý. Nguyên nhân là vì người lớn thiếu hiểu biết lại tự ý chữa trị, da của trẻ có phần nhạy cảm hơn nên việc chà hoặc xoa cao làm tăng nguy cơ tụ máu cao.

Xoa cao giảm sưng cho bé, mẹ trẻ vô tình khiến con phải nhập viện - 2

Lời khuyên của bác sĩ khi xử lý vết thương cho trẻ

1. Nếu trẻ bị chảy máu

Nếu vết thương của bé chảy máu, mẹ hãy bình tĩnh làm sạch, khử trùng vết thương sau đó cố định bằng băng gạc, băng cá nhân để cầm máu.

2. Vết thương bị sưng tấy

Vết thương bị sưng tấy là do vỡ mao mạch, chậm tuần hoàn máu dẫn tới đẩy nhanh quá trình hình thành các cục u, tụ máu.

Nếu gặp tình huống này mẹ có thể xử lý bằng cách chườm đá lạnh xung quanh chỗ sưng để mao mạch co dãn, giảm đau và tắc nghẽn mạch máu. 

Xoa cao giảm sưng cho bé, mẹ trẻ vô tình khiến con phải nhập viện - 3

Nếu vết thương sưng tấy, mẹ chỉ cần chườm đá xung quanh. (Ảnh minh họa)

3. Vết thương hở

Sau khi khử trùng xung quanh vết hở, mẹ nên dùng gạc vô trùng, hoặc vải xô sạch, thậm chí khi khẩn cấp có thể dùng ngón tay để kịp thời cầm máu. Nếu vết thương lớn hãy nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để xử lý kịp thời.

4. Chấn thương vùng đầu

Các bác sĩ cho biết khu vực thần kinh trung ương là nơi dễ bị tổn thương nhất. Có nhiều trường hợp chấn thương sọ não sau một vài giờ tai nạn. Vì vậy, nếu đứa trẻ gặp chấn thương vùng đầu, trong vòng 24 giờ đầu mẹ chú ý tới tình trạng tinh thần và mọi hoạt động của trẻ.

Đặc biệt, khi bé đau đầu dữ dội kèm triệu chứng nôn rất có thể bị tăng huyết áp nội sọ. Cha mẹ tuyệt đối không nên xem thường tình trạng bệnh mà nên đưa bé tới cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng cần đặc biệt lưu ý

Trong 1-2 ngày đầu khi bé gặp chấn thương, mẹ cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng sau:

- Bé ngủ li bì, khó đánh thức

- Bé bỏ ăn, người mệt và quấy khóc nhiều

- Nôn hơn 2 lần/ngày

- Bé chậm chạp, phản xạ kém hơn

- Bé lười hoạt động

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Thanh Hường (Theo Mamatify)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết