7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong

Ngày 05/06/2016 09:02 AM (GMT+7)

Họ đều là những tên tuổi lớn có cống hiến đặc biệt cho dòng phim võ thuật của điện ảnh Hoa ngữ.

Lưu Gia Lương

Lưu Gia Lương từng là thành viên của đội võ thuật có ảnh hưởng lớn nhất ở Hong Kong thập kỷ 1970 của thế kỷ XX. Ông cũng là thầy của hững ngôi sao tài năng của điện ảnh Hong Kong như Lưu Gia Huy, Phùng Khắc An, Kinh Trụ, Tiểu Hầu, Tăng Chí Vỹ, Hùng Hân Hân, Dương Thanh...

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 1

Lưu Gia Lương giao đấu cùng Thành Long.

Lưu Gia Lương từ một chỉ đạo võ thuật số một của Hong Kong và trở thành đạo diễn phim võ thuật nổi tiếng với gia tài hơn 400 bộ phim võ thuật.

Một trong những tác phẩm thuộc Thiếu Lâm tam bộ điển của ông là Thiếu Lâm tam thập lục phòng, đã thể hiện được toàn diện những pháp lực và bí quyết võ thuật của Nam Thiếu Lâm cho thấy quá trình tự tu luyện về thể chất và tinh thần hoàn hảo trong võ thuật truyền thống.

Viên Hòa Bình

Viên Hòa Bình bắt đầu nổi tiếng sau khi chỉ đạo võ thuật cho bộ phim Hoàng Phi Hồng năm 1992, được giới chuyên môn trong nghề tôn làm “Bát gia” Viên Hòa Bình.

Trong sự nghiệp là một chỉ đạo võ thuật, Viên Hòa Bình đã 5 lần nhận giải Kim Tượng với cúp vàng Chỉ đạo võ thuật xuất sắc cho các phim, Hoàng Phi Hồng: Nam nhi đương tự cường (1992), Ngọa hổ tàng long (2001), Kungfu (2005)Hoắc Nguyên Giáp (2007).

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 2

Viên Hòa Bình hướng dẫn Dương Tử Quỳnh trên phim trường Ngọa hổ tàng long.

Thập niên 90 của thế kỷ trước, Viên Hòa Bình có công làng rạng danh tên tuổi của Thành Long, Chân Tử Đan, Lý Liên Kiệt, góp phần mở ra dòng phim võ thuật hài kịch cùng các phong cách võ thuật như tấn công tự do và phóng khoáng, lịch lãm. Các bộ phim của ông xuất hiện nhiều thể loại quyền pháp.

Trình Tiểu Đông

Trình Tiểu Đông chính là đạo diễn dòng phim võ thuật nổi tiếng lừng lẫy ở Hong Kong thập niên giữa những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

Trình cùng đồng môn khác là đạo diễn Từ Khắc chính là cha đẻ của tam bộ điểm phim võ thuật ăn khách Tiếu ngạo giang hồ, Đông Phương Bất BạiThiến nữ u hồn - những tác phẩm kinh điển của dòng phim võ hiệp thời đại mới.

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 3

Trình Tiểu Đông và Lý Liên Kiệt trên phim trường Tân Long môn khách sạn.

Phong cách võ thuật lịch lãm, tinh tế và tự do của Trình gia kết hợp với chủ nghĩa tả thưc chủ yếu của các dòng phim võ thuật khác, giúp Trình Tiểu Đông trở thành một trong những nhân vật tiên phong của dòng phim võ thuật Hong Kong thập niên 80 – 90 của thế kỷ XX.

Từ Tiểu Minh

Từ Tiểu Minh được mệnh danh là người tiên phong mở ra dòng phim truyền hình võ hiệp thập kỷ 1980 của thế kỷ XX. Đầu những năm 80, Từ gây tiếng vang với bộ phim Đại hiệp Hoắc Nguyên Giáp, trở thành bộ phim truyền hình đầu tiên của Hong Kong nổi đình nổi đám ở Trung Quốc đại lục.

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 4

Từ Tiểu Minh (phải) thị phạm võ thuật cho diễn viên trong Truyền kỳ kungfu.

Từ Tiểu Minh từng tham gia sản xuất các tác phẩm tên tuổi như Tắc kè hoa, Trần Chân, Tái hướng hổ sơn hành... đều là những bộ phim võ thuật khẳng định tên tuổi và giúp Từ chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả.

Nhờ có Từ Tiểu Minh người hâm mộ mới có cơ hội được thưởng thức những bộ phim võ thuật lừng danh như Đạt Ma sư tổ, Đông Tà Tây Độc, Tống gia hoàng triều...

Hồng Kim Bảo

Hồng Kim Bảo từng đoạt giải Chỉ đạo võ thuật xuất sắc tại LHP Kim Tượng cho phim Phá gia chi tử (1981). Bên cạnh đó, bộ phim Kì mưu diệu kế ngũ phúc tinh (1983) do Hồng Kim Bảo dàn dựng còn có sự kết hợp giữa lối tấn công tự do thời thượng với loại hình hài kịch tấu hài truyền thống, nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả.

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 5

Hồng Kim Bảo tung chưởng trong Lão vệ sĩ.

Trong các bộ phim dày đặc ngôi sao của Hồng Kim Bảo luôn lấy võ thuật khắc họa nhân vật làm tôn chỉ nhất định. Mỗi một nhân vật lại có một võ thuật, động tác khác nhau, đó chính là phim võ thuật thực thụ.

Hồng Kim Bảo có tài làm nổi bật khả năng võ nghệ của từng nhân vật một cách chi tiết và tinh tế, từ đó hành động hóa nhân vật trong phim.

Thành Long

Trước khi Thành Long sáng lập ra dòng phim võ thuật hài kịch, ông đã tham gia nhiều bộ phim võ thuật như Tinh võ môn, Long đằng hổ dược.

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 6

Thành Long của quá khứ và hiện tại.

Về sau, Thành Long góp mặt trong Túy quyền  và chính thức trở thành ngôi sao. Đầu những năm 80, Thành Long trở về từ Hollywood, dàn dựng bộ phim Long thiếu gia, xuất hiện phong cách võ thuật đột phá rõ nét.

Bắt đầu từ bộ phim Kế hoạch A (1982), Thành Long bắt đầu thay đổi hình tượng nhân vật những anh chàng ngỗ nghịch thường xuất hiện ở dòng phim võ thuật hài, thay vào đó là hình ảnh người cảnh sát hiện đại trưởng thành, chính trực và lạc quan.

Chân Tử Đan

Anh liên tục gặt hái được nhiều thành tựu lớn ở mảng chỉ đạo võ thuật trong những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây. Tiêu biểu với bộ ba phim hành động võ thuật: Thiên cơ biến, Sát Phá Lang, Đảo hỏa tuyến, mang lại cho Tử Đan 3 cúp vàng Kim Tượng hạng mục Chỉ đạo võ thuật xuất sắc, giúp anh trở thành chỉ đạo võ thuật có thực lực nhất làng giải trí Hoa ngữ.

7 “công thần” dòng phim võ thuật Hong Kong - 7

Cú đá Lăng không tam cước trứ danh của Chân Tử Đan.

Chân Tử Đan còn có tuyệt chiêu Lăng không tam cước tiêu biểu nhất, được anh thể hiện trong bộ phim Thiếu niên Hoàng Phi Hồng (2001).

Lối thiết kế võ thuật và biểu diễn của Chân Tử Đan luôn nhất quán và mang lại cảm giác về tốc độ và sự mạnh mẽ, mãnh liệt, giúp khán giả lần lượt được chứng kiến những cú đá liên hoàn cước, đá vu hồi hay Lăng không tam cước kinh điển.

Theo Long Hy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim chiếu rạp