Mang thai tháng thứ 5: Cơ thể mẹ thay đổi “chóng mặt”

Ngày 11/02/2017 15:39 PM (GMT+7)

Đây được gọi là một trong những tháng mang bầu thoải mái nhất thai kỳ.

Ở tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ sẽ hoàn toàn thoát khỏi chứng ốm nghén khi mà có những bà mẹ bị buồn nôn, nôn ói cho tới tuần 16. Đây cũng là thời điểm mẹ hãnh diện khoe bụng bầu đã nhú lên khá rõ và tâm trạng thì vô cùng thoải mái do đã quen với những nội tiết tố thai kỳ.

Mang thai tháng thứ 5: Cơ thể mẹ thay đổi “chóng mặt” - 1

Ở tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ sẽ hoàn toàn thoát khỏi chứng ốm nghén. (ảnh minh họa)

Dưới đây là sự phát triển của thai nhi theo từng tuần trong tháng thứ 5

Tuần 18

Ở tuần thai này, em bé bắt đầu tăng trưởng chậm lại nhưng lại phát triển những phản xạ, vị giác, võng mạc và có thể đã nhạy cảm với ánh sáng. Thậm chí từ trong bụng mẹ, em bé đã có thể ngáp, nuốt, nấc hay giơ chân, duỗi tay và thay đổi vị trí để tránh nguồn ánh sáng chiếu trực tiếp lên bụng bầu.

Tuần 19

Ở tuần thứ 19, da em bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn trong suốt. Lớp phủ bảo vệ có tên vernix bắt đầu hình thành trên da.

Tuần 20

Em bé đã di chuyển nhiều hơn và đang phát triển khả năng nghe âm thanh. Thậm chí bé có thể phát triển phản xạ dùng tay để che tai khi tiếp xúc với nguồn âm thanh quá lớn.

Tuần 21

Tại thời điểm này bé nặng khoảng 360g và dài 27cm – kích thước của một củ cà rốt. Cũng ở tuần thai này, mẹ sẽ chính thức nhận thấy rõ những cú đạp, đá, xoay người của con trong bụng do những hoạt động này của bé rất thường xuyên. Lông mày và mí mắt cũng đã hình thành rõ nét và nếu đó là một bé gái thì âm đạo của bé đã hình thành rõ rệt.

Mang thai tháng thứ 5: Cơ thể mẹ thay đổi “chóng mặt” - 2

Ở tuần 21 thai kỳ, bé nặng khoảng 360g và dài 27cm – kích thước của một củ cà rốt. 

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Tuần 18

Ở tuần thai này, mẹ đã có thể nhận thấy chuyển động của em bé trong bụng nhưng chưa rõ nét do những chuyển động còn khá nhỏ. Hầu hết các mẹ đều phân vân không biết đó là chuyển động của con hay thay đổi của cơ thể.

Trái tim của mẹ cũng đang làm việc rất tích cực hơn 40-50% so với trước khi mang bầu để hỗ trợ thai nhi phát triển.

Tuần 19

Khi thai nhi vẫn đang tiếp tục lớn lên thì mẹ vẫn có thể sẽ trải qua những triệu chứng liên quan đến bầu bí như chóng mặt, đau nhức hay sưng phù chân… Mẹ cũng có thể phải đối mặt chứng chứng giãn nở mạch máu với những vết đỏ trên da được gọi là giãn tĩnh mạch.

Tuần 20

Ở tuần thai này, do thai nhi đã khá lớn nên mẹ có thể phải đối mặt với chứng ra mồ hôi nhiều hơn do tuyến giáp hoạt động quá mức. Nhiễm trùng bàng quang cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Tuần 21

Vào giai đoạn này, mẹ có thể tăng từ 3-5kg và bụng cũng đã lộ rõ hơn. Hầu hết các mẹ đều cho biết họ cảm thấy thèm ăn ở giai đoạn này.

Mang thai tháng thứ 5: Cơ thể mẹ thay đổi “chóng mặt” - 3

Lưu ý việc chăm sóc trong tháng thứ 5 thai kỳ

Nên làm:

- Mặc đồ bầu rộng rãi, thoải mái

- Chú ý tư thế đứng,ngồi, ngủ

- Ăn nhiều chất xơ

- Tập thể dục điều độ

- Nói chuyện với con

- Giữ vệ sinh da dẻ nếu bị ngứa, phát ban

- Tạo tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực

Không nên

- Đứng ngồi đột ngột hoặc ngồi quá lâu

- Tránh đồ uống với caffeine và rượu

- Hạn chế lo lắng, căng thẳng. 

Nguyệt Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 3-6 tháng