Thai nhi 29 tuần tuổi: Hằn "dấu ấn" lên bụng mẹ

Ngày 18/09/2016 06:04 AM (GMT+7)

Đôi khi mẹ còn có thể nhận thấy hình bàn chân bé đạp ra hoặc một bàn tay đẩy từ bên trong bụng.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

Sự phát triển của thai nhi

Bé yêu giờ đây đã dài khoảng 38.5 cm tính từ đầu tới gót chân với cân nặng khoảng 1.15 kg. Em bé sẽ căng lên bởi những chất béo màu trắng bơm đầy cơ thể. Đầu của bé cũng sẽ ngày càng lớn hơn, tỷ lệ thuận với bộ não dần phát triển từng ngày. Não bộ hiện đã phát triển để bé có thể phát hiện được những chuyển động như hơi thở của mẹ, phản ứng lại những cơn đau và bắt đầu kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Những giác quan của thai nhi vẫn đang được ‘nâng cấp’ dần với con mắt dần nhạy cảm hơn với ánh sáng và thính giác có thể phân biệt rõ hơn các âm thanh khác nhau.

Thai nhi có thể sẽ ở vị trí dễ nhận biết nhưng di chuyển từ bên này sang bên kia. Khi bé ngày càng lớn hơn và lấp đầy những chỗ trống bên trong tử cung bạn, bạn có thể cảm nhận được sự di chuyển của con mình mạnh hơn một chút, có thể là một cú đá mạnh hoặc đẩy. Đôi khi bé có thể khiến mẹ kinh ngạc, và thậm chí mẹ còn có thể nhận thấy hình bàn chân bé đạp ra hoặc một bàn tay đẩy từ bên trong bụng. Nếu để ý kĩ, bạn có thể nhận ra đâu là lúc bé ngủ hoặc thức.

Thai nhi 29 tuần tuổi: Hằn amp;#34;dấu ấnamp;#34; lên bụng mẹ - 1

Đầu của bé cũng sẽ ngày càng lớn hơn, tỷ lệ thuận với bộ não dần phát triển từng ngày (ảnh minh hoạ)

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Nhờ một hóa chất được sản xuất bởi tuyến thượng thận của bé, cơ thể bạn sẽ tiết ra oestriol - một loại hooc-môn bình thường sẽ có tỷ lệ thấp ở những người phụ nữ không mang thai. Trong khi mang thai, nhau thai của mẹ sẽ được tạo ra với mức độ ngày càng cao của hooc-môn. Nó giúp tử cung phát triển và tương tác với các hooc-môn liên quan đến thai kỳ khác. Một trong số đó là prolactin, nó rất cần thiết cho việc tạo sữa, bởi tuần 29 bạn có thể sản xuất đủ prolactin để có thể cho con bú nếu bé được sinh ra sớm.

Mức oestriol sẽ đạt đỉnh ngay trước khi sinh, thường là một sự tăng vọt bất ngờ khoảng 3 tuần trước đó, để chuẩn bị cho những cơn đau trong quá trình vượt cạn. Bởi vì lượng oestriol phụ thuộc vào một loại hóa chất được sản xuất bởi các em bé, mức oestriol trong máu của bạn là một chất chỉ thị cho biết em bé đang phát triển tốt như thế nào. Nếu quá nhiều có thể là dấu hiệu của việc sinh non thì quá ít lại là dấu hiệu xấu của hội chứng Down hoặc mẹ sẽ phải đẻ nhờ can thiệp (thúc sinh).

Một số phụ nữ sẽ gặp chứng phát ban da (polymorphic eruption of pregnancy - PEP) vào quý cuối của thai kỳ. Nó thường bắt đầu ở gần vết rạn da nhưng có thể lan tới mông và đùi. Các phát ban có nhiều khả năng xảy ra nếu điều này là mang thai lần đầu hoặc khi bạn mang song thai, và vấn đề này thường xảy ra hơn nếu trong gia đình thai phụ đã từng có người mắc căn bệnh này.

Thai nhi 29 tuần tuổi: Hằn amp;#34;dấu ấnamp;#34; lên bụng mẹ - 2

Một số phụ nữ sẽ gặp chứng phát ban da vào quý cuối của thai kỳ gây ngứa ngáy, khó chịu. (ảnh minh họa)

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Nếu bạn mắc chứng PEP, nó sẽ biến mất khoảng 1 hoặc 2 tuần sau khi em bé được sinh ra, nhưng bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin hoặc kem steroid cho đến khi đó để giảm thiểu cơn ngứa nếu nó nghiêm trọng.

Nếu bạn không cảm thấy được sự chuyển động của em bé, đó có thể là do bạn đã mất đi cảm giác. Bạn có thể đang tập trung vào một vấn đề nào đó, và lúc này bạn sẽ nghĩ rằng em bé có thể đang ngủ, đặc biệt nếu bạn ít chuyển động, cũng là lý do khiến bé ngủ. Nếu bạn muốn bảo đảm rằng em bé của bạn không sao, ngồi xuống và giơ chân lên - những chuyển động của em bé dễ nhận biết hơn khi ở vị trí nằm xuống và ngược lại. Bây giờ, hãy ăn một bữa ăn nhẹ - điều có thể giúp em bé nạp năng lượng khi mẹ đã dừng lại, hoặc hãy uống thứ nước thật lạnh - điều sẽ khiến bé di chuyển khi nhận thấy sự sụt giảm nhiệt độ. Một tiếng động lớn như một cánh cửa đóng sầm hay âm nhạc được chơi ở âm lượng cao cũng có thể khiến em bé tỉnh dậy.

Nếu em bé di chuyển, hãy yên tâm rằng đó là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy 10 hoặc nhiều động tác cá nhân trong vòng 2 giờ trong khi nằm nghiêng sang một bên, em bé không đáp ứng với những lời đề nghị để đánh thức bé dậy, hoặc nếu bạn nhận thấy sự sụt giảm lớn trong những chuyển động hay chúng đang giảm dần mỗi ngày, liên hệ với nữ hộ sinh hoặc bệnh viện ngay lập tức. Một khi bạn đang mang thai hơn 28 tuần, không nên có sự chậm trễ trong việc liên lạc với nữ hộ sinh hoặc bệnh viện - nơi nhịp tim của thai nhi có thể được theo dõi một cách chuyên nghiệp và em bé có thể được giúp đỡ nếu gặp vấn đề nào đó.

Đây là tuần đầu tiên mà bạn có thể được trả tiền nghỉ thai sản. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ tương lai vẫn tiếp tục làm thêm một vài tuần, đặc biệt nếu họ sẽ vẫn trở lại làm công việc đấy, để họ có thể dành nhiều thời gian cho con hơn. Bạn nên nhớ rằng cho dù bạn có đủ điều kiện để nhận tiền nghỉ thai sản theo quy định hoặc trợ cấp thai sản, nó cũng không thể nhiều như thu nhập trước đây của bạn.

Thuỳ Dương (Theo WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 6-9 tháng