Những nỗi sợ hãi chỉ khi vượt cạn mẹ mới hiểu

Ngày 14/09/2016 00:49 AM (GMT+7)

Quá trình vượt cạn để chào đón các con chào đời đối với chị em không chỉ là những cảm giác đau đớn mà đó còn là cả một nỗi sợ hãi, ám ảnh.

Mang thai là một quá trình đầy những nỗi lo lắng sợ hãi mà mỗi chị em cần phải trải qua. Hơn thế nữa, quá trình vượt cạn để chào đón các con chào đời đối với chị em không chỉ là những cảm giác đau đớn mà đó còn là cả một nỗi sợ hãi, ám ảnh. Dưới đây là những điều mà nhiều chị em phải trải qua.

Bác sĩ bạn quen không có mặt

Đây là tình huống thường xảy ra khi bác sĩ mà bạn thường khám thai định kỳ không thể có mặt khi bạn sinh bé. Tuy nhiên bạn sẽ sớm tin tưởng một vị bác sĩ mới và các y tá hỗ trợ bạn vì họ cũng sẽ cố gắng hết mình giúp bạn “mẹ tròn con vuông”

Hiện tượng rỉ ối trước sinh

Trước ngày sinh thông thường hiện tượng vỡ ối sẽ diễn ra, tuy nhiên nếu như  hiện tượng này không diễn ra mà thay vào đó là hiện tượng rỉ ối, bạn cần đến bệnh viện để nhờ sỡ can thiệp và hỗ trợ của bác sĩ. Việc này sẽ không gây đau đớn như bạn tưởng, tuy nhiên sẽ có một chút cảm giác “không thích” trong suốt quá trình này.

Hiện tượng đau chuyển dạ trước sinh

Một số chị em có thể  bị chuột rút trong từng cơn đau. Mỗi người sẽ trải qua những mức độ đau khác nhau, có người thì chỉ đau đôi chút, có những chị em phải trải qua những cơn đau dữ dội. Ngoài các cơn co thắt, vị trí, cân nặng của bé, tốc độ di chuyển của thai nhi và tinh thần của người mẹ chính là lí do khiến cho những cơn đau chuyển dạ có rõ nét hay không.

Những nỗi sợ hãi chỉ khi vượt cạn mẹ mới hiểu - 1

Quá trình vượt cạn để chào đón các con chào đời đối với chị em không chỉ là những cảm giác đau đớn mà đó còn là cả một nỗi sợ hãi, ám ảnh. (ảnh minh họa)

Hiện tượng són tiểu

Hiện tượng són tiểu diễn ra trong suốt thai kỳ nhưng sẽ trầm trọng nhất vào những ngày gần sinh, chị em sẽ cảm thấy vùng kín bị ướt ngay cả khi cười, tập thể dục hay vận động nhẹ.

Phải rạch tầng sinh môn

Khi xuất hiện dấu hiệu sinh khó khi sản phụ hẹp xương chậu và thai nhi quá lớn, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để bảo vệ sản phụ và thai nhi. Việc này sẽ không quá đau đớn trong quá trình sinh nhờ sự hỗ trợ của thuốc tê, sau đó vết rạch sẽ được khâu lại. Tuy nhiên trong giai đoạn hồi phục sau sinh chị em sẽ gặp đôi chút khó chịu.

Hút bé ra nếu mẹ sinh khó

Khi mẹ sinh khó các bác sĩ sản khoa sẽ dùng môt chiếc kẹp ( kẹp forceps) giữ đầu em vé và kéo ra nhẹ nhàng để tránh nguy cơ suy thai. Trong quá trình này, thai phụ sẽ dược gây tê.

Đẩy nhau thai ra ngoài

Sau khi em bé được đưa ra, đừng ngạc nhiên nếu nghe thấy ai đó nói “ kéo một lần nữa”, bởi đó là phần nhau thai còn sót lại cần được đưa ra ngoài. Nếu sót nhau thai sẽ để lại biến chứng nguy hiểm có thể gây  vô sinh sau này.

Dùng nước ấm thay vì giấy vệ sinh

Bác sĩ luôn khuyên các sản phụ hãy dùng nước ấm thay vì giấy vệ sinh khi chuẩn bị sinh và thời kỳ hồi phục sau sinh.

Dùng tã cotton sau sinh

Nếu sản phụ bị băng huyết sau sinh, việc đeo tã cotton hay một miếng đệm nhẹ là cần thiết hỗ trợ quá trình hồi phục hậu xuất huyết.

Không biết rằng có nhiều tia sữa

Nếu đây là lần đầu bạn sinh con và cho con bú, có thể bạn sẽ hơi bỡ ngỡ và chưa biết điều này

Dùng đai nịt bụng

Đây là điều cần thiết để chị em lấy lại vòng 2 thon gọn sau sinh, tránh hiện tượng mỡ thừa và bụng chảy xệ. Tuy nhiên quá trình này chắc chắn sẽ gây không ít phiền toái, khó chịu .

Xu Xu Tran
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các kiến thức khác