Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ "đau đầu" khi đỡ đẻ

Ngày 08/08/2016 09:48 AM (GMT+7)

Phát hiện sớm vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ sẽ giúp phụ nữ chủ động trong ca sinh nở và có được ca sinh thuận lợi hơn.

Thông thường, ở tuần thứ 33-36 thai kỳ, thai nhi sẽ có xu hướng di chuyển xuống bên dưới vùng xương chậu của mẹ với vị trí ngôi thai thuận lợi là đầu quay xuống xướng cổ tử cung, mặp úp vào trong bụng mẹ. Đây được gọi là vị trí ngôi thai thuận để chào đời. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có được vị trí thuận lợi này mà thực tế còn rất nhiều vị trí nằm khác có thể sẽ phải nhờ đến phương pháp xoay ngôi thai hoặc sinh mổ mới có thể đón em bé chào đời được mẹ tròn con vuông.

Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ quot;đau đầuquot; khi đỡ đẻ - 1

Một vị trí thuận lợi khi sinh nở là thai nhi quay đầu xuống phía dưới, mặt úp vào bụng mẹ. 

Dưới đây là những vị trí nằm của thai nhi phổ biến nhất khi chuẩn bị sinh nở:

Vị trí ngôi thai thuận: Đầu quay xuống dưới, mặt úp vào trong bụng mẹ

Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ quot;đau đầuquot; khi đỡ đẻ - 2

Hình ảnh thai nhi nằm ở vị trí ngôi thai thuận.

Trong suốt thời gian mang thai, em sẽ sẽ quay, lộn, đạp với tần suất hàng ngày, hàng giờ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội mang thai Mỹ, đến khoảng tuần thứ 33-36 thai kỳ, em bé sẽ có xu hướng đi vào vị trí sinh nở, có nghĩa là chĩa đầu xuống ống sinh và đôi chân nằm trong vùng không trung của xương sườn. Vị trí thuận lợi nhất đó là đầu em bé nằm ở ống sinh, mặt úp vào trong bụng mẹ. Với vị trí này, em bé sẽ ít di chuyển hơn trước chủ yếu là do hạn chế về không gian.

Vị trí ngôi thai ngược: Mông hoặc chân nằm phía dưới

Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ quot;đau đầuquot; khi đỡ đẻ - 3

Thai nhi nằm vị trí ngôi mông. 

Theo Hiệp hội mang thai Mỹ, 4/100 em bé nằm ở vị trí ngôi thai ngược khi đến cuối thai kỳ. Ngôi thai ngược là vị trí mông hoặc chân của em bé gần với ống sinh nhất, trong khi đầu lại nằm gần xương sườn của mẹ. Đây là vị trí sinh nở không ai mong muốn và có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình đỡ đẻ. Trẻ nằm ở vị trí ngôi thai ngược cũng rất dễ bị chấn thương trong quá trình sinh nở.

Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể tư vấn cho sản phụ được thực hiện phương pháp xoay ngôi thai ở tháng cuối thai kỳ hoặc sinh mổ.

Vị trí ngôi thai ngược: Thai nhi nằm ngang

Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ quot;đau đầuquot; khi đỡ đẻ - 4

Thai nhi nằm vị trí ngôi ngang thường được khuyên sinh mổ. 

Một vị trí ngôi thai ngược cũng khiến bác sĩ đau đầu không kém đó là ngôi ngang – khi mà thai nhi nằm ngang trong bụng mẹ. Lúc này, đầu em bé có thể nằm ở phía hông trái và chân thì nằm phía hông bên phải hoặc ngược lại. Trường hợp với ngôi thai này là khá hiếm, chiếm khoảng 1/2000 trẻ khi sinh nở.

Cũng giống như ngôi mông, một em bé nằm ngang có thể không xoay được về vị trí thuận lợi do cấu trúc của tử cung người mẹ. Bé nằm ở vị trí này thường được khuyên nên đẻ mổ để đảm bảo an toàn nhất.

Vị trí ngôi thai ngược: Đầu quay xuống dưới nhưng mặt quay ra ngoài

Những vị trí nằm của thai nhi khiến bác sĩ quot;đau đầuquot; khi đỡ đẻ - 5

Thai nhi nằm vị trí đầu quay xuống dưới nhưng mặt quay ra ngoài. 

Mặc dù đầu em bé có thể quay xuống dưới nhưng ở vị trí mặt quay lại với lưng người mẹ cũng được coi là ngược ngôi thai. Với vị trí này, các bác sĩ có thể can thiệp để xoay người thai nhi hoặc lưu ý khi đỡ đẻ thì sản phụ vẫn có thể đẻ thường nếu có sức khỏe thai kỳ ổn định. 

Video thú vị: Bác sĩ dùng tay xoay tròn thai nhi trong bụng mẹ

Nguyệt Minh (Theo Mom)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các kiến thức khác