Lật tẩy "mánh khóe" siêu thị rút cạn hầu bao khách hàng

Ngày 27/02/2017 01:46 AM (GMT+7)

Không chỉ siêu thị, các tiệm tạp hóa hay cửa hàng tiện lợi cũng đang áp dụng những “chiêu thức” này khiến khách hàng “dốc cạn hầu bao”.

Bạn có thói quen đi siêu thị mua sắm hoặc chỉ đi “ngắm đồ” nhưng lần nào cũng bị hấp dẫn bởi vô vàn những thứ lặt vặt để rồi rước chúng về và “hối hận muộn màng” khi tổng hóa đơn tăng vọt quá nhiều so với dự kiến? Nếu đã từng nhiều lần chi tiêu quá tay khi đi siêu thị, hãy đọc ngay 10 mánh khóe siêu thị “móc túi” khách hàng dưới đây để tránh cho những lần sau.

1. Cố tình làm rối trí khách hàng

Hầu hết các siêu thị đều cố tình sắp xếp các gian hàng sao cho khách hàng bước vào là dường như ngay lập tức bị mất phương hướng. Và khoảng thời gian đi tìm kiếm các mặt hàng thiết yếu sẽ khiến họ dễ “bốc đồng” và mua một vài thứ trên các kệ hàng dọc đường đi. Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Khoa học Tiếp thị thuộc Mỹ, tỷ lệ mua hàng không kế hoạch của những người đi lại nhiều, đi không chủ đích dọc các lối đi trong siêu thị, lên tới 68%, trong khi những người không “ngó nghiêng” dọc đường đi chỉ chiếm 51%.

2. “Cú lừa” về mức giá

Tại các siêu thị, không khó để tìm thấy những mặt hàng có mức giá được niêm yết theo kiểu 29.900 đồng hoặc 1.999.999 đồng… Đây được gọi là “mức giá quyến rũ” và là một trong những “mánh khóe” phổ biến nhất để “bẫy” khách hàng. Nếu tỉnh táo, bạn sẽ nhận ra rằng, 29.900 đồng chẳng khác 30.000 là bao nhưng nếu để là 30.000 đồng có thể bạn đã chẳng mua món hàng ấy.

Lật tẩy amp;#34;mánh khóeamp;#34; siêu thị rút cạn hầu bao khách hàng - 1

Cẩn thận với giá cả

Chuyên gia bán lẻ Kyle James, nhà sáng lập RatherBeShopping.com giải thích: “Não bộ của chúng ta có thói quen quét thông tin từ trái qua phải, vì thế chữ số đầu tiên trong một dãy số bao giờ cũng gây ấn tượng mạnh nhất, tới mức có thể làm lu mờ những chữ số phía sau. Đây được gọi là “hiệu ứng chữ số bên trái” và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chữ số này hoàn toàn có tác động lớn tới quyết định mua hàng của mỗi người”. Vì vậy, để tránh bị mắc lừa theo kiểu này, bạn phải thật tỉnh táo và xem xét kĩ món đồ mình cần trước khi bỏ chúng vào giỏ vì tưởng rằng đã được “giá hời”.

3. Xe đẩy “khổng lồ”

Những chiếc xe đẩy mua sắm được cố tình thiết kế lớn cũng khiến bộ não của bạn dễ bị đánh lừa. Một nhân viên tư vấn tiếp thị từng chia sẻ với Tạp chí Today rằng: Khi tăng gấp đôi kích thước giỏ mua hàng, người tiêu dùng thường mua nhiều hơn tới 40%.

Lật tẩy amp;#34;mánh khóeamp;#34; siêu thị rút cạn hầu bao khách hàng - 2

Xe đẩy lớn khiến khách hàng mua nhiều hơn

4. Xếp các mặt hàng bán được nhiều nhất ở trung tâm

Các mặt hàng phổ biến và lượng bán nhiều nhất thường sẽ được đặt ở các kệ trung tâm, thậm chí ở các quầy tròn nhỏ đặt giữa lối đi lớn. Vì thế, ngay cả khi bạn chẳng hề có nhu cầu mua chúng nhưng đi ngang qua và thấy nhiều người vây quanh, rất có thể bạn sẽ “vui tay” mà nhặt vài sản phẩm.

5. Món đồ đắt tiền thường được đặt ngang tầm mắt

Nếu để ý, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này. Các siêu thị sẽ đặt những sản phẩm đắt nhất, của những thương hiệu nổi tiếng nhất ở ngang tầm mắt khách hàng, đặc biệt là các kệ bên tay phải lối đi. Theo giải thích của các chuyên gia, có tới hơn 80% dân số thuận tay phải, họ sẽ có xu hướng nhìn về bên phải trước và nhìn những thứ ngang tầm mắt, sau đó mới đảo mắt xuống dưới và lên trên.

Lật tẩy amp;#34;mánh khóeamp;#34; siêu thị rút cạn hầu bao khách hàng - 3

Các món đồ đắt tiền xếp ngang tầm mắt

Tùy từng khu vực sẽ có cách sắp xếp khác nhau sao cho phù hợp nhất với tiêu chí này. Ví dụ quầy rượu bia thì tầm mắt sẽ được nâng cao lên tới tầng thứ 5 để hợp với chiều cao của các quý ông, trong khi tại quầy bánh kẹo, nước ngọt, đồ đắt tiền sẽ được đặt ở tầng thứ 2, 3 để thu hút các em bé. Kệ dưới cùng và trên cùng thường là chỗ dành cho các sản phẩm giá rẻ, mang lại ít lợi nhuận.

6. Bật nhạc nhẹ nhàng, nhất là những bài có nhịp điệu chậm

Nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc tới người tiêu dùng đăng trên Tạp chí Kinh tế và Tài chính Proceddia đã chỉ ra rằng, nếu siêu thị mở các bài nhạc càng hay càng hợp thị hiếu thì càng thu hút được nhiều khách hàng. Những bài hát có nhịp điệu chậm rãi sẽ khiến khách hàng di chuyển chậm hơn, tăng khả năng dừng lại lựa chọn và mua sản phẩm.

7. Lợi dụng sức ảnh hưởng của đồ ăn

Quầy bánh mì, đồ nướng hay đồ ăn chín luôn được nhiều siêu thị đặt gần cửa ra vào. Mùi thơm hấp dẫn của chúng có khả năng kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng “ngay lập tức”.

8. Quầy thanh toán hẹp

Các quầy thanh toán ở siêu thị thường xuyên trong cảnh từng hàng dài khách xếp hàng chờ đợi. Và nếu để ý, bạn cũng có thể nhận ra, quầy thanh toán thường được thiết kế khá hẹp, khó có thể để 2 người đứng cùng 1 chỗ cạnh nhau. Điều này đánh vào tâm lý người tiêu dùng khi lỡ lấy thừa một món đồ nào đó hoặc nhận ra mình đã mua quá nhiều đồ không cần thiết, khách hàng cũng ngại chen chúc và thanh toán luôn chứ không quay lại đặt nó trở về quầy.

9. Bán hàng theo combo

Các nhà bán lẻ thường đánh vào tâm lý thích đồ rẻ của khách hàng, từ đó kết hợp các mặt hàng lại với nhau và bán theo combo. Ví dụ mua bánh mì tặng kèm sữa, mua kẹo tặng kèm bình đựng nước, mua bột giặt tặng nước xả vải…Chiêu thức này khiến bạn dễ bị lừa rằng món hàng đó rẻ hơn giá trị thật của nó, tuy nhiên, bạn cần hết sức tỉnh táo để cân nhắc xem món đồ đi kèm đó mình có thực sự cần hay không.

10. Cẩn thận với những món hàng cạnh quầy thanh toán

Ở các quầy thanh toán, bạn sẽ thấy bày bán rất nhiều sản phẩm nhỏ gọn, dễ lấy như kẹo cao su, đồ chơi, bánh…(và hầu hết chúng đều là hàng đắt tiền). Đây có thể được coi là “chốt cuối cùng” bởi nhiều khi trong lúc chờ thanh toán, khách hàng rất dễ “tiện tay” nhặt một vài món đồ “hay hay mắt”.

Theo Nguyễn Bình
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự