Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật

Ngày 20/08/2017 14:00 PM (GMT+7)

Thay vì vứt đi những mảnh bát đĩa vỡ, người Nhật lại “biến hóa” chúng một cách tài tình thành những thứ đồ độc đáo tuyệt đẹp và đắt tiền.

Nhật Bản luôn nổi tiếng là một đất nước với những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời và có tính ứng dụng bậc nhất trên thế giới. Không chỉ vậy, đồ gốm Nhật Bản từ xưa đã nổi tiếng bởi sự đặc sắc và độc đáo, gốm Nhật từng bị xem là chỉ dành cho giới “nhà giàu” vì mức giá ngất ngưỡng và giá trị lịch sử lâu đời của nó.

Hãy thử tưởng tượng khi bạn làm rơi vỡ một chiếc bát, đĩa hay bình hoa bằng gốm đắt tiền, bạn sẽ làm gì thay vì “ném” chúng vào sọt rác? Những nghệ nhân Nhật Bản tài tình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó bằng nghệ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản được gọi là Kintsugi (Mộc vàng) - “tái sinh” bát đĩa vỡ một cách “thần kỳ”.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 1

Nghệ thuật thủ công truyền thống Kintsugi của Nhật Bản - “tái sinh” bát đĩa vỡ một cách “thần kỳ”.

Trong tiếng Nhật, Kintsugi là “dùng vàng gắn lại”, nói lên tất cả ý nghĩa của nghệ thuật thủ công đặc biệt này. Kintsugi đã xuất hiện vào những năm của thế kỷ 15.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 2

Các nghệ nhân dùng hỗn hợp trộn loại “nhựa” bí truyền (resin) hay một loại sơn đặc biệt với bột vàng gắn các mảnh vỡ với nhau.

Với những mảnh bát đĩa đã vỡ, người Nhật dùng chúng gắn lại với nhau, tạo thành một “kiệt tác nghệ thuật” không thua kém gì thứ đồ ban đầu, hơn nữa còn được bán lại với giá hàng chục triệu. Điều khiến cho những bộ bát đĩa cũ gắn bằng những mảnh vỡ lại có giá trị đến thế là vì các nghệ nhân dùng hỗn hợp trộn loại “nhựa” bí truyền (resin) hay một loại sơn đặc biệt với bột vàng, bạc hoặc bạch kim, sau đó gắn các mảnh vỡ lại với nhau.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 3

Các nghệ nhân ghép các mảnh vỡ khác nhau về họa tiết thành một "kiệt tác nghệ thuật".

Món đồ sau khi được gắn lại, không những trở lại trạng thái lành lặn mà thậm chí còn lung linh, tuyệt đẹp và có giá trị hơn nhiều lần nhờ những đường nối lấp lánh ánh vàng. Những vết rạn nứt không những được che đi một cách hoàn hảo mà còn trở thành điểm nhấn cho món đồ gốm vốn trước đây không mấy nổi bật.

Tại Nhật Bản, có 3 kỹ thuật “biến” những mảnh vỡ thành “kiệt tác nghệ thuật” đắt giá:

- Phương pháp phục hồi (Crack): Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi, gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ bằng hỗn hợp có thành phần chính là vàng.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 4

Các bước thực hiện gắn các mảnh vỡ dễ dàng bằng phương pháp phục hồi.

- Phương pháp thay thế (Piece method): được áp dụng trong trường hợp không có mảnh vỡ cùng loại, các nghệ nhân sẽ sử dụng toàn bộ là loại “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng - sơn mài để hoàn thiện tác phẩm.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 5

Không có mảnh vỡ cùng loại, “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng - sơn mài sẽ được sử dụng thay thế.

- Phương pháp ghép lai (Joint call): sử dụng một mảnh vỡ có chất liệu tương tự nhưng họa tiết không giống với sản phẩm ban đầu ghép với hiện vật gốc. Dĩ nhiên, những mảnh vỡ này phải phù hợp và tương đồng với nhau về màu sắc, bố cục, tạo nên giá trị độc đáo cho tác phẩm.

Kỹ thuật tài tình tồn tại hàng trăm năm này giúp người Nhật dễ dàng khôi phục và tái sử dụng đồ gốm đã trở nên nổi tiếng và được nhiều nước trên thế giới biết đến. Thậm chí, trong một số hội thảo tại nước ngoài, người ta đã được chứng kiến tận mắt những nghệ nhân Nhật trình diễn nghệ thuật Kintsugi với những mảnh bát đĩa vỡ.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 6

Kỹ thuật tài tình tồn tại hàng trăm năm này giúp người Nhật dễ dàng khôi phục và tái sử dụng đồ gốm nổi tiếng trên khắp thế giới.

Trong thời buổi hiện nay, khi mà người dân ngày càng có điều kiện về kinh tế, nhưng chất lượng của chất liệu làm nên bát đĩa, hay bình, lọ ngày nay không được đảm bảo, thì những món đồ Kintsugi là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Vì thế, không chỉ những người “chơi” gốm chuyên nghiệp, có điều kiện, mà ngay cả nhiều người dân bình thường cũng tìm mua thứ đồ có giá cao “ngất ngưởng” vài trăm cho tới hàng nghìn đô, tương đương với hàng chục triệu đồng về trưng bày hoặc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Cùng chiêm ngưỡng thêm nhiều tác phẩm Kintsugi tuyệt đẹp khác của các nghệ nhân Nhật Bản:

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 7

Từ đĩa...

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 8

bát cổ...

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 9

cho đến những chiếc bình cũng có thể được "tái sinh" dưới bàn tay các nghệ nhân.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 10

Những đồ vật này được phục chế và đóng gói cẩn thận cho nhu cầu mua về sử dụng hoặc trưng bày của mỗi người.

Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật - 11

Các mảnh gôm vỡ với họa tiết khác nhau hoàn toàn được gắn thành chiếc bát hoàn hảo, sang trọng.

Ngọc Quỳnh (Theo Martha Stewart)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình