"Chỉ tên" khu vực có giá đất cao nhất Việt Nam

Ngày 18/05/2015 16:00 PM (GMT+7)

Giá đất cao nhất Việt Nam nằm ở các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà nội) và tại các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1 (TPHCM) như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai với mức giá đất là 162 triệu đồng/m2 tăng gấp 2 lần so với năm 2014.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xây dựng Bảng giá đất năm 2015 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá đất năm 2015 ở 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đã được điều chỉnh tăng cho phù hợp hơn với giá đất phổ biến trên thị trường và giảm dần mức chênh lệch về giá giữa các khu vực.

Cụ thể, tại Hà Nội, mức giá đất cao nhất là 162 triệu đồng/m2 tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm), tăng gấp 2 lần so với năm 2014; giá đất ở tại các quận có mức thấp nhất là 3,96 triệu đồng/m2 tại phường Dương Nội (quận Hà Đông).

quot;Chỉ tênquot; khu vực có giá đất cao nhất Việt Nam - 1

Tại Hà Nội, mức giá đất cao nhất là 162 triệu đồng/m2 tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm).

Tại quận Hoàn Kiếm, đất thuộc đường Vạn Kiếp, Nguyễn Tư Giản thấp nhất là 26 triệu đồng/m2.

Quận Ba Đình, giá đất cao nhất 120 triệu đồng/m2 thuộc về tuyến đường Bắc Sơn. 92 triệu đồng/m2 là giá đất cao nhất của quận Hai Bà Trưng cho đường Nguyễn Du (đoạn từ Quang Trung đến Trần Bình Trọng).

Quận Đống Đa, giá đất cao nhất 80 triệu đồng/m2 tại hai tuyến đường Nguyễn Thái Học và Lê Duẩn. Quận Cầu Giấy, đường Hoàng Quốc Việt có giá đất cao nhất 37 triệu đồng/m2.

66 triệu đồng/m2 và 39 triệu đồng/m2 lần lượt là giá đất cao nhất tại đường Thanh Niên của quận Tây Hồ và đường Minh Khai của quận Hoàng Mai.

Quận Long Biên, đường Nguyễn Văn Cừ có giá đất cao nhất 35 triệu đồng/m2.

Quận Thanh Xuân, giá đất cao nhất là 43 triệu đồng/m2 cho cả 3 đường Lê Văn Lương, Trường Chinh và Nguyễn Trãi.

Quận Hà Đông cao nhất 30 triệu đồng/m2 áp dụng cho đường Trần Phú. Quận Bắc Từ Liêm, giá đất cao nhất 37 triệu đồng/m2 áp dụng cho đường Hoàng Quốc Việt.

Quận Nam Từ Liêm, giá đất cao nhất là 36 triệu đồng/m2 tại đường Phạm Hùng.

Trong 12 quận của Hà Nội thì giá đất ở tại phường Dương Nội (quận Hà Đông) là thấp nhất, 3,96 triệu đồng/m2.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng cho biết, tính đến ngày 20/4/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội còn khoảng 8.869 tỷ đồng.

So với quý I/2013, con số này giảm 8.191 tỷ đồng, giảm 48,01%; so với thời điểm tháng liền kề trước đó giảm 136 tỷ đồng.

Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 1.403 căn, tương đương 1.568 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 2.485 căn, tương đương 7.301 tỷ đồng.

quot;Chỉ tênquot; khu vực có giá đất cao nhất Việt Nam - 2

Tại TPHCM, giá đất cao nhất cũng là 162 triệu tại các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1 như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai.. 

Tại TPHCM, giá đất ở cũng được điều chỉnh tăng lên mức như tại thành phố Hà Nội là 162 triệu đồng/m2, tăng 2 lần so với năm 2014, tập trung tại các tuyến đường thuộc địa bàn Quận 1 như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lê Lai... mức giá thấp nhất tại các quận là 1,5 triệu đồng/m2. Giá đất ở tại các thị trấn thuộc địa bàn các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi được quy định theo giá đất của đô thị loại V, có mức giá đất thấp 120.000 đồng/m2, cao nhất là 15 triệu đồng/m2.

Đối với 15 đô thị loại I, so với năm 2014, giá đất ở tại đô thị loại I được điều chỉnh tăng 17,13%. Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) điều chỉnh tăng 19,44%, Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) 40,0%; Nam Định (tỉnh Nam Định) tăng 20,0%; Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) 25,0%; Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tăng 40,0%. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) điều chỉnh tăng 1,82%; Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) 33,33%; Cần Thơ 5,88% và Đà Nẵng 163,48%.

Mức giá đất ở bình quân cao nhất năm 2015 của 15 đô thị loại I là 33.700.600 đồng/m2. Trong đó, thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) có mức giá đất ở đô thị cao nhất là 51 triệu đồng đồng/m2; thành phố Đà Lạt là địa phương có mức giá đất ở đô thị tối đa thấp nhất 18,144 triệu đồng/m2.

Đối với 21 đô thị loại 2, giá đất bình quân tại các đô thị này là 22,868 triệu đồng/m2, giảm 15,7% so với năm 2014. Trong đó, thành phố Hải Dương có mức giá đất ở cao nhất là 36 triệu đồng/m2, bằng 72% mức giá tối đa trong khung giá đất do Chính phủ quy định. Thành phố Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có giá đất thấp nhất 9,24 triệu đồng/m2, bằng 20,53% so với mức giá đất tối đa theo khung quy định.

Đối với các đô thị còn lại, bình quân mức giá đất cao nhất tại các đô thị loại 3 tại 34 tỉnh thành là 15,616 triệu đồng/m2, tăng 5,38% so với năm 2014; giá đất đô thị loại 4 là 8,963 triệu đồng/m2; đô thị loại 5 là 6,666 triệu đồng/m2.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá các loại đất trong Bảng giá đất năm 2015 cơ bản phù hợp với giá đất thị trường và có điều chỉnh tăng giá đất tại một số vị trí, đường phố, khu vực có đầu tư nâng cấp hạ tầng tốt hơn, đồng thời điều chỉnh giảm giá đất tại một số vị trí, tuyến đường, khu vực cho phù hợp với tình hình thực tế thị trường tại địa phương.

Tuy nhiên, Bộ cũng cho biết Bảng giá đất năm 2015 vẫn còn những tồn tại, hạn chế như việc bố trí kinh phí để xây dựng Bảng giá đất năm 2015 còn gặp nhiều khó khăn, một số địa phương không đủ kinh phí để điều tra, khảo sát thông tin giá đất thị trường, số mẫu điều tra hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng của bảng giá đất. Một số tỉnh chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Bảng giá đất ban hành trong các năm trước đây, như còn quy định thiếu chi tiết; mới quy định theo vùng, vị trí đất nên chưa xây dựng, cập nhật được cơ sở dữ liệu về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai.

Hãy chia sẻ và tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết chăm sóc nhà cửa

tại Mẹo vặt gia đình bạn nhé!

Theo Ngọc Anh (ĐSPL)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà đẹp mỹ mãn