Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký

Ngày 31/07/2013 05:31 AM (GMT+7)

Nhập vai Nữ vương của Tây Lương nữ quốc trong Tân Tây du ký, người đẹp Thư Sướng có cơ hội sở hữu một lâu đài tuyệt đẹp theo phong cách Ba Tư.

Chuyển thể từ một trong "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Hoa, Tân Tây Du Ký năm 2011 của đạo diễn Trương Kỉ Trung là một trong những phiên bản thành công nhất trong lịch sử.

Không chỉ quy tụ dàn mỹ nhân Hoa ngữ nổi tiếng như An Dĩ Hiên, Thư Sướng, Lưu Đào, Hà Trác Ngôn, bộ phim đình đám này ngay khi chưa công chiếu đã tốn nhiều giấy mực của báo chí và dư luận vì những cảnh quay nghệ thuật và kĩ xảo hoành tráng. Tổng vốn đầu tư dành cho bộ phim lên đến 132 triệu nhân dân tệ (khoảng 430,3 tỷ đồng). Một nửa trong số đó là kinh phí dành cho kỹ xảo máy tính.

Đoàn làm phim quy tụ gần như tất cả đội ngũ kỹ xảo hiện đại chuyên nghiệp nhất Trung Quốc. Đặc biệt, đạo diễn Trương Kỷ Trung còn mời các chuyên gia Hollywood tham gia công tác tạo hình yêu ma, thần thánh. Riêng chi phí cho tạo hình khuôn mặt Tôn Ngộ Không cũng tiêu tốn đến hàng tỷ đồng.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 1

Poster Tân tây du kí 2011.

Trong phim Tân Tây Du Ký, những hình ảnh kiến trúc mang phong cách Ba Tư, những ngôi đền tuyệt đẹp, cảnh long cung huyền ảo, cảnh sa mạc rộng lớn, cảnh đại dương đầy màu sắc, cung điện tráng lệ, nguy nga... là sản phẩm của công nghệ hiện đại, thực sự đem đến cho khán giả những ấn tượng thị giác choáng ngợp và viên mãn.

Đặc biệt, với những ai yêu mến nàng Nữ vương của Tây Lương nữ quốc và mối tình đơn phương với sư phụ Đường Tăng hẳn sẽ càng say mê không thể rời mắt khỏi không chỉ là vẻ đẹp ngây thơ, đáng yêu của tạo hình Nữ vương do Thư Sướng đóng mà còn là tòa lâu đài lộng lẫy, tráng lệ được tạo nên nhờ kĩ xảo điện ảnh và trí tưởng tượng của con người.

Tập phim về xứ sở Tây Lương nữ quốc mở đầu bằng khung cảnh tuyệt đẹp về một vùng đất bốn bề là núi non phủ đầy tuyết trắng, những hồ nước trong xanh và trập trùng vực thẳm. Nổi bật trên màu xanh cỏ cây, sông nước là màu đỏ rực rỡ, lộng lẫy của cung điện. Giữa thiên nhiên hùng vĩ, tòa lâu đài tráng lệ hiện lên với vẻ đẹp diễm lệ, có phần hư ảo.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 2

Sảnh chính của tòa lâu đài là nơi Nữ Vương tiếp đón quần thần và các vị khách từ nơi xa đến. Nằm trọn giữa non nước hữu tình, sảnh đường được khắc họa vô cùng xa họa và lộng lẫy. Gam màu chủ đạo của không gian bên trong cung điện là màu vàng hoàng kim, màu của vua chúa, hoàng tộc.

Tuy nhiên gam màu này được tôn tạo dựa trên kết cấu về ánh sáng nên đem lại cảm giác thanh tĩnh, dịu nhẹ chứ không phô trương, chói mắt. Mọi chi tiết kiến trúc đều cân xứng hài hòa với nhau từ cách bố trí các cửa chính, cửa sổ, chùm đèn, hoa văn trên tấm thảm trải sàn cho đến vị trí các cột chống.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 3

Tòa lâu đài được thiết kế theo lối kiến trúc mở, giao hòa với thiên nhiên. Không hề có cánh cửa hay bức tường nào được xây dựng ngăn cách phong cảnh tuyệt mĩ của núi non, sông nước với không gian sảnh đường của hoàng cung. Nhờ đó mà tòa lâu đài trông như chốn bồng lai tiên cảnh nơi hạ giới.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 4

Nhìn từ trên ban công tầng hai, có thể nhận thấy mọi tiểu tiết của sảnh đường đều được chọn lựa tỉ mỉ và tinh tế.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 5

Một trong những điểm gây ấn tượng thẩm mỹ cho thị giác người xem đó là vẻ đẹp tuyệt diệu của sàn nhà với hình một bông hoa sen sáu cánh, đài hoa màu xanh biếc và nhụy hoa vàng óng như phát sáng. Những chùm đèn trên cao tỏa ra ánh sáng mờ ảo càng tôn lên vẻ đẹp diễm lệ của chốn hoàng cung.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 6

Ban công tầng hai cũng được thiết kế cầu kì tới từng chi tiết hoa văn nhỏ theo kiến trúc đối xứng, hài hòa tuyệt đối. Ánh sáng và màu sắc được bố trí kì công đem đến cảm giác diễm lệ mà hư ảo, như mơ như thực. Chính những chi tiết kiến trúc độc đáo và giàu tính thẩm mỹ đó đã khắc họa được vẻ quý phái, tráng lệ của tòa lâu đài cũng như cuộc sống xa hoa, danh vọng của chủ nhân Tây Lương nữ quốc.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 7

Về đêm không gian trong cung điện càng trở nên huyền ảo và lộng lẫy hơn bao giờ hết.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 8

Được đầu tư về mặt thẩm mỹ không kém là khu vực long sàng (chỗ ngồi) của Nữ vương Tây Lương. Không gian này được trang trí với các tấm rèm màu hồng cánh sen lộng lẫy, những tấm phù điêu hình hoa và các đồ nội thất xa hoa của hoàng tộc.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 9

Nhìn từ xa đó là một khu vực kiến trúc biệt lập được nâng cao lên nhờ các bậc thang và các khối đá cẩm thạch để tôn vinh địa vị cao quý của Nữ vương. Từ nơi đó, có thể nhìn ra mặt hồ xanh biếc và có một lối đi thông ra phía sau của tòa biệt viện.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 10

Khu vực long sàng của Nữ vương được thiết kế theo phong cách Ba Tư cổ với tấm thảm thêu kì công lộng lẫy, bàn trệt và gối tựa khi nghỉ ngơi, bàn trà và các khay dĩa bằng vàng đựng hoa quả.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 11

Đặc sắc nhất là ghế ngồi của Nữ vương cũng có hình dáng hoa sen, thống nhất với các chi tiết kiến trúc khác trong cung điện.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 12

Những tì nữ xinh đẹp trong áo lụa và khăn choàng màu tím càng làm cho khung cảnh cung điện Tây Lương nữ quốc thêm phần hoa lệ, kiều diễm

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 13

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 14

Ở một không gian khác của cung điện, là nơi nghỉ ngơi của thầy trò Đường Tăng. Chiếc giường ngủ được thiết kế độc đáo hình chim phượng là một sản phẩm nội thất đặc biệt và tráng lệ mà chỉ chốn cung điện hoàng gia mới có.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 15

Ban công ngoài dẫn ra vườn thượng uyển được thiết kế với gam màu xanh chàm dịu mắt cùng với những dây tầm gửi và hoa hồng mọc lan trên mặt đất tạo nên một cảnh đẹp vô cùng tao nhã.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 16

Khu vực giao với cổng chính là nơi nữ quan đọc thánh chỉ và đón tiếp khách thập phương. Thiết kế cân xứng với cầu thang hai bên cùng với lối cửa vòm độc đáo, tráng lệ, những chùm hoa rực rỡ đã góp phần đem đến vẻ uy nghi cho nơi này.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 17

Tầng tầng lớp lớp kiến trúc vô cùng ấn tượng và bắt mắt chính là nét kiến trúc đặc sắc của tòa lâu đài. Những cột chống được bố trí cân xứng hài hòa giống như những tác phẩm nghệ thuật tôn vinh cảnh sắc của cung điện, biểu tượng cho vẻ đẹp và sự phồn vinh của xứ sở Tây Lương nữ quốc.

Lâu đài Ba Tư trong Tân Tây Du Ký - 18

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà đẹp trong phim